Akitsu Maru (tàu sân bay Nhật)

Tàu sân bay hộ tống Nhật Bản Akitsu Maru
Lịch sử
Nhật BảnNhật Bản
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Harima, Harima[1]
Hoạt động tháng 1 năm 1942
Số phận Bị tàu ngầm Mỹ Queenfish (SS-393) đánh chìm ngày 15 tháng 11 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Akitsu Maru
Trọng tải choán nước 11.800 tấn (tiêu chuẩn) [1]
Chiều dài 143,7 m (471 ft 7 in) [1]
Sườn ngang 19,5 m (64 ft) [1]
Mớn nước 7,85 m (25 ft 9 in) (tối đa)[1]
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước
  • 4 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 7.500 mã lực (5,6 MW) [1]
Tốc độ 37 km/h (20 knot)[1]

Akitsu Maru (tiếng Nhật: あきつ丸) là một tàu sân bay hộ tống được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một số nguồn cho là Akitsu Maru và con tàu chị em Nigitsu Maru là những tàu tấn công đổ bộ đầu tiên trên thế giới. Nó bị tàu ngầm Mỹ Queenfish (SS-393) đánh chìm vào ngày 15 tháng 11 năm 1944.

Thiết kế và chế tạo

Akitsu Maru là một tàu biển chở khách được Lục quân Đế quốc Nhật Bản trưng dụng trước khi hoàn tất. Con tàu được trang bị một sàn cất cánh bên trên thân tàu, nhưng không có hầm chứa, nên máy bay được cất giữ bên dưới trên sàn tàu chính. Máy bay có thể cất cánh từ con tàu nhưng không thể hạ cánh do không có các thiết bị hỗ trợ hạ cánh phù hợp; và đó là tình trạng chung của mọi con tàu sân bay của Lục quân. Trong hoạt động thực tế, nó cùng với tàu chị em Nigitsu Maru là những tàu vận chuyển máy bay.[2] Có nguồn cho rằng con tàu còn hoạt động những chiếc máy bay tự cất cánh autogiro.[3] Vai trò được dự định của Akitsu Maru là hỗ trợ trên không cho các chiến dịch đổ bộ.

Lịch sử hoạt động

Vào ngày 18 tháng 11 năm 1943, trong khi di chuyển cùng tàu khu trục phóng lôi Tomazuru, Akitsu Maru bị tàu ngầm Mỹ Crevalle (SS-291) phóng ngư lôi tấn công ở lối ra vào vịnh Manila. Crevalle đã báo cáo nhầm là Akitsu Maru đã bị đánh chìm.[4] Thực ra Akitsu Maru chỉ bị tàu ngầm Queenfish (SS-393) đánh chìm vào ngày 15 tháng 11 năm 1944.[5]

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g Gardiner. Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Chesnau. tr. 213.
  2. ^ Worth. Fleets of World War II. tr. 176.
  3. ^ Brooks. Cierva Autogiros. tr. 276–277.
  4. ^ Cressman. The Official Chronology of the U.S. Navy in World War II. tr. 193–194.
  5. ^ Roscoe and Voge. United States Submarine Operations in World War II. tr. 416.

Thư mục

  • Brooks, Peter W. (1988). Cierva Autogiros: The Development of Rotary-Wing Flight. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press. ISBN 0874742684.
  • Cressman, Robert (2000). The Official Chronology of the U.S. Navy in World War II. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 1557501491.
  • Gardiner, Robert (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Chesnau, Roger. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0870219138.
  • Roscoe, Theodore (1949). United States Submarine Operations in World War II. Voge, R. G. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0870217313.
  • Worth, Richard (2002). Fleets of World War II. Cambridge, MA: Da Capo Press. ISBN 0306811162.
  • x
  • t
  • s
Tàu sân bay

Hōshō D  • Akagi DC  • Kaga DC  • Sōryū D  • Hiryū D  • Shōkaku  • Hiyō C  • Taihō D  • Unryū  • Shinano C

Tàu sân bay hạng nhẹ

Ryūjō D  • Zuihō C • Ryūhō DC • Chitose C • Ibuki DCH

Tàu sân bay hộ tống

Hải quân: Taiyō C • Kaiyō DC • Shinyo DC
Lục quân: Akitsu Maru DC • Yamashio Maru DC • Kumano Maru DC • Shimane Maru C

Thiết giáp hạm

Kongō  • Fuso  • Ise  • Nagato  • Yamato

Tàu tuần dương hạng nặng

Furutaka  • Aoba  • Myōkō  • Takao  • MogamiN • Tone

Tàu tuần dương hạng nhẹ

Tenryū  • Kuma  • Nagara  • Yūbari D • Sendai  • Katori  • Agano  • Ōyodo D • Yasoshima (Ning Hai) D

Tàu khu trục

hạng Nhất: Minekaze  • Kamikaze  • Mutsuki  • Fubuki  • Akatsuki  • Hatsuharu  • Shiratsuyu  • Asashio  • Kagerō  • Yūgumo  • Akizuki  • Shimakaze D  • Matsu  • Tachibana
hạng Nhì: Momi  • Wakatake

Tàu phóng lôi

Chidori  • Ōtori

Tàu ngầm

hạng Nhất: Junsen • Kiểu A () • Kiểu B (Otsu) • Kiểu C (Hei) • Kiểu D (Tei) • Kaidai  • Kiraisen (I-121) • Senho (I-351) • Sentoku (I-400) • Sentaka (I-201)
hạng Nhì: Kaichū • Kiểu L • Ko • Sen'yu-Ko • Sentaka-Ko
Lục quân: Maru Yu

Pháo hạm

Pháo hạm biển: Saga D • Ataka D • Hashidate  • Okitsu (RN Lepanto) DC
Pháo hạm sông: Toba D • Seta  • Atami  • Fushimi  • Kotaka D • Karatsu (USS Luzon) D • Maiko (PN Macau) D • Narumi (RN Ermanno Carlotto) D • Suma (HMS Moth) D • Tatara (USS Wake) D

Tàu hộ tống

Shimushu  • Etorofu  • Mikura  • Hiburi  • Ukuru  • Số 1  • Số 2  • Ioshima (CN Ping Hai) DC

Tàu nhỏ

Daihatsu (tàu đổ bộ) • Shinyo (tàu cảm tử) • Kaiten (ngư lôi có người lái) • Ko-hyoteki (tàu ngầm bỏ túi)  • Kairyu (tàu ngầm bỏ túi)

Chú thích: D - Chiếc duy nhất trong lớp  • C - Kiểu tàu được cải biến  • N - Xếp lớp tàu tuần dương hạng nhẹ theo Hiệp ước hải quân Washington cho đến năm 1939  • H - Chưa hoàn tất vào lúc chiến tranh kết thúc
  • Cổng thông tin Quân sự
  • Cổng thông tin Hàng hải
  • Cổng thông tin Nhật