Võ ta

Võ ta là một môn võ cổ truyền Việt Nam[1], có nguồn gốc từ công cuộc khai khẩn xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn và đã trở thành môn thi tuyển quan võ thời nhà Nguyễn và dùng trong huấn luyện quân đội. Võ ta còn được gọi là võ Kinh[cần dẫn nguồn]. Ngày nay tên gọi "Võ Ta" với ý nghĩa là "Võ Kinh" vẫn còn được thông dụng ở vùng Huế - Quảng Nam, điển hình là Bạch Hổ võ phái[cần dẫn nguồn].

Theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "Võ ta", là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!".[cần dẫn nguồn].

Võ Ta đôi khi được hiểu là những môn võ có nguồn gốc phát sinh lâu đời của dân tộc Việt (Kinh) trên đất nước Việt Nam luôn cả những môn võ mới hình thành mang phong cách võ Việt.

Tỉnh Bình Định là nơi môn Võ Ta được phát triển rực rỡ nhất và cũng đa dạng nhất. Suốt hai thế kỷ 1920, không nơi nào võ Ta được phổ biến rộng rãi bằng xứ võ Bình Định. Ngay tại các địa phương khác, số lượng các thầy dạy võ có gốc từ Bình Định (hoặc học từ Bình Định) bao giờ cũng là nhiều nhất. Vì lý do đó Võ Ta còn được gọi là võ Bình Định [cần dẫn nguồn]. Người các tỉnh khác khi nghe những câu thiệu của các bài Ngọc trản ngân đài (Mộc thiếu thảo pháp), Roi Ngũ Môn, Lão Mai (Quyền Nhất, Thảo Quyền)… đều luôn nghĩ đến Võ Bình Định.

15 bài quy định

Theo binh thư của triều Nguyễn thì 15 bài trong chương trình huấn luyện các võ quan bao gồm.

  1. Mộc thiếu thảo pháp (Vùng đất võ Bình Định gọi là bài thảo Ngọc Trản)
  2. Ngũ môn thảo côn pháp
  3. Trực chỉ thảo côn pháp
  4. Ô du thảo côn pháp (Vùng đất võ Bình Định gọi là bài Tấn Nhất)
  5. Đằng bài thảo pháp
  6. Siêu đao thảo pháp
  7. Trường kiếm thảo pháp
  8. Trường côn đấu thế pháp
  9. Song phủ thảo pháp
  10. Song chỉ diễn âm thảo pháp
  11. Thái âm đấu thái dương thảo pháp
  12. Tứ chi quyền bộ thảo pháp
  13. Độc lập mai hoa thảo pháp
  14. Long đao thảo pháp
  15. Song kiếm thảo pháp

Ca quyết Võ Ta

Môn quyền thuật tinh thâm ảo diệu
Lúc lâm trường phải liệu làm sao?
Tay vung chân đá thế nào?
Tấn công như thể ào ào cuồng phong
Ngũ hành, phải tập cho ròng
Ngọn kim, hỏa nằm lòng mới thôi
Nhảy cao, đá lẹ, té ngồi
Bảy công ba thủ tập rồi hay chưa
Mấy bộ trụ thật khó chẳng vừa
Trung Bình Đinh tấn phải thừa công phu
Tập ròng tập rã ba thu
Mới sang tập thảo và tu tập hoài
Tư môn tứ diện chớ sai
Ngân Đài Ngọc Trản nhớ hai chữ này
Đòn ra giống tựa mây bay
Chân đạp tới trông tày lưu tinh
Đánh rộng đánh hẹp tùy mình
Thế lừa thế điểm cho minh mới tài
Làm trai trong lúc xông pha
Phải chiến thắng mới ra anh hào
Ngày thường đừng có tự cao
Khiêm cung lễ độ khác nào văn nho
Gặp quân hung hãn đừng lo
Nghệ cao đảm đại đều do ở mình
Khuyên ai luyện võ cho tinh
Giữ thân giữ nước công trình nghìn thu

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Vẻ đẹp võ ta (Báo Điện tử Sài Gòn tiếp thị Media)[liên kết hỏng]
  • Trang web Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Lưu trữ 2018-03-21 tại Wayback Machine
  • Mang Võ Kinh xuất ngoại[liên kết hỏng]
  • Một festival "song toàn" Lưu trữ 2005-11-10 tại Wayback Machine
  • Việc phục hiện một cuộc thi Tạo sĩ võ thời nhà Nguyễn ở Festival Huế Lưu trữ 2008-12-24 tại Wayback Machine

Chú thích

  1. ^ Vẻ đẹp võ ta[liên kết hỏng]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến võ thuật này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s


Mười bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam
Bát quái côn | Độc lư thương | Hùng kê quyền | Huỳnh long độc kiếm | Lão hổ thượng sơn | Lão mai quyền | Ngọc trản ngân đài | Roi Thái Sơn | Siêu xung thiên | Tứ linh đao