Ô Thạch Nhị

Ô Thạch Nhị
Sinh1765
làng Ô Thạch, huyện Hải Khang, Quảng Đông, Đại Thanh
(nay thuộc trấn Ô Thạch, Lôi Châu)
Mất1810 (44–45 tuổi)
huyện Hải Khang, Quảng Đông, Đại Thanh
Quốc tịchMãn Thanh
Tên khácMạch Hữu Kim
Người thânanh trai: Ô Thạch Đại (Mạch Hữu Quý)
em trai: Ô Thạch Tam (Mạch Hữu Cát)

Ô Thạch Nhị (chữ Hán: 烏石二, nguyên danh là Mạch Hữu Kim 麥有金; 1765-1810)[1] là một trong những hải tặc hùng mạnh nhất tại vùng biển giữa Đại ViệtTrung Hoa. Ông chống lại Nhà Thanh và cũng từng chiến đấu cho nhà Tây Sơn.[2]

Tiểu sử

Mạch Hữu Kim (Mai Youjin 麥有金) sinh ra ở một làng chài nhỏ tên Ô Thạch ở gần Lôi Châu. Lúc đầu, Thạch Nhị kiếm sống bằng cách đe dọa để tống tiền tại các hải cảng.

Ô Thạch Nhị khởi đầu đóng bản doanh ở đảo Vi Châu (Quảng Tây), cha của ông cũng được chôn ở đây.[1]

Năm 1795, gia nhập Hồng Kỳ bang, thường tấn công cả vào thành trì của Thanh triều, quan quân nhà Thanh nghe danh Hồng kỳ đều phải tránh xa.

Tham gia với Tây Sơn

Từ khoảng năm 1790, Thạch Nhị gia nhập quân Tây Sơn và làm tới chức tổng binh.[1] Năm 1797, ông được Tây Sơn ban chức Đại tướng quân nhà Tây Sơn (Ninh Hải Phó Tướng Quân 甯海副將軍), tước Bình Ba Vương. Sau sự thất trận của Tây Sơn tại Huế (trong tháng 6 năm 1801), Thạch Nhị trở lại căn cứ Vị Châu và tạo ra một liên minh với Trịnh Nhất để tấn công các đoàn tàu chở muối cướp bóc các thuyền buôn ở vùng duyên hải Quảng Đông và vịnh Bắc Bộ. Sau đó ông liên kết với Trịnh Nhất trong một loạt các cuộc đột kích. Với một đoàn thuyền gồm 160 chiếc thuyền buồm, ông ta cuối cùng đã trở thành lãnh chúa.

Sau khi lên ngôi, Gia Long kiên quyết trấn áp nạn hải tặc tại đảo Giang Bình để lập lại trị an, đồng thời cũng là một biện pháp tiêu diệt các tàn dư của Tây Sơn. Qua nhiều lượt càn quét, căn cứ Giang Bình bị lực lượng thủy quân nhà Nguyễn san phẳng và thủ lĩnh Trịnh Nhất cũng bị tiêu diệt. Tàn quân còn lại của các nhóm hải tặc phải tháo chạy về Trung Quốc.

Trở về Trung Quốc

Sau khi trở về Trung Quốc, các nhóm hải tặc lại tiếp tục rơi vào cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa những bang nhóm từng là đồng minh lỏng lẻo với nhau. Trong số 12 thủ lĩnh hải tặc ở vùng duyên hải Lưỡng Quảng, 5 người đã chết trong cuộc tương tranh khốc liệt kéo dài đến tận năm 1805. Còn lại 7 người là Trịnh Nhất, Ô Thạch Nhị, Ngô Trí Thanh, Kim Cổ Dưỡng (Lý Tương Thanh, Lý Thượng Thanh), Trịnh Lão Đồng (Trịnh Lưu Đường), Quách Bà Đới (Quách Học Hiển, Quách Học Hiến), Lương Bảo (Tổng binh Bảo), đồng ý hòa giải, kết thành liên minh hải tặc. Trừ Trịnh Lão Đồng không lâu sau quy phục Nhà Thanh, còn lại 6 nhóm được phân chia theo màu cờ hiệu là Hồng (đỏ), Hoàng (vàng), Thanh (xanh), Lam (lục), Hắc (đen), Bạch (trắng), liên hợp với nhau thống nhất kế hoạch tác chiến. Thạch Nhị thuộc Lam kỳ.[1]

Theo thỏa ước liên minh, mỗi chiếc thuyền sẽ phải được đăng ký với một bang kỳ và phải được xác định rõ ràng. Bất cứ thuyền nào bị bắt ngụy tạo thủ tục đăng ký sẽ bị trừng phạt. Các điều khoản ngăn cấm hải tặc đánh nhau để giành giật chiến lợi phẩm đã thu đoạt được, và không được tự mình tiến hành các hoạt động không được cho phép, tìm cách ngăn chặn sự tranh chấp nội bộ, bởi vì phần lớn lợi tức của họ sẽ phát sinh từ việc bán sự bảo kê, các thành viên cũng đồng ý sẽ tôn trọng hợp đồng bán bảo kê của nhau. Thỏa ước liên minh cũng xác định liên minh là một thực thể toàn diện, có quyền hạn để phân phối tài sản tịch thu được và trừng trị kẻ vi phạm, các thủ lĩnh hợp thành một hội đồng phân giải tối cao và là tòa án trọng tài chung thẩm.

Trong 6 nhóm, Hồng Kỳ bang dưới quyền thủ lĩnh của Trịnh Nhất có thực lực hùng hậu nhất với từ 600 đến 1.000 thuyền lớn, từ 2 vạn đến 4 vạn hải tặc, cùng với nhiều đầu lĩnh trứ danh, trong đó quan trọng nhất là Thạch Dương (Trịnh Nhất Tẩu), một cựu kỹ nữ, và là vợ của Trịnh Nhất, và Trương Bảo Tử, con nuôi của Trịnh Nhất. Dưới sự thống lãnh của Trịnh Nhất, hải tặc Hồng Kỳ bang trở thành một đế chế hải tặc, thao túng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến Malaysia.

Cái chết

Do hoạt động cướp bóc, giết hại, thao túng toàn bộ vùng biển lớn của Thái Bình Dương nên liên minh hải tặc đã bị nhà Thanh tổ chức vây ráp. Liên minh chống trả quyết liệt tất cả những cuộc tấn công của triều đình Trung Hoa và quân tiếp viện do vua Bồ Đào Nha và vua Anh liên tiếp gửi đến. Không thể chiến thắng, năm 1810 triều đình buộc phải chuyển sang đề nghị đàm phán với liên minh hải tặc đại diện là Thạch Dương (Trịnh Nhất Tẩu) đầu hàng để đổi lấy tự do. Bà chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng. Kết quả: trong đội quân cướp biển với quân số lên tới 80.000 người, chỉ có 126 tên bị xử trảm, chưa đến 400 tên bị lưu đày, số còn lại hoặc được trả tự do hoặc sung vào quân ngũ.

Năm 1810, Ô Thạch Nhị bị bắt và xử tử. Tại quê hương Lôi Châu, người ta vẫn ca ngợi việc chống lại nhà Thanh của Ô Thạch Nhị.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e ANTONY, R. J. (2014). Violence and Predation on the Sino-Vietnamese Maritime Frontier, 1450–1850. Asia Major, 27(2), 87–114
  2. ^ Nguyễn Quang Trung Tiến (ngày 22 tháng 9 năm 2012). “Về tên gọi hải tặc Tàu Ô”. báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Cướp biển
Giai đoạn lịch sử
Địa Trung Hải cổ đại · Thời kỳ hoàng kim
Thời hiện đại
Thế kỷ 21
Những loại cướp biển
Cướp biển Albania · Cướp biển Anh-Thổ Nhĩ Kỳ · Cướp biển vùng Baltic Slav · Cướp biển Barbary · Anh em của biển cả · Cướp biển Cilician · Cướp biển Cossacks · Filibuster · Cướp biển Do Thái · Narentines · Liên minh tư nhân · Cướp biển sông · Geuzen · Sea Dogs · Bawarij · Hải tặc cướp gỗ · Ushkuyniks · Uskoks · Cướp biển Viking · Nụy khấu
Khu vực hoạt động
Vùng biển Caribe · Quần đảo Virgin thuộc Anh · Tây Ban Nha chính · Hồ Nicaragua · Ngoài khơi Venezuela · Vịnh Guinea · Vùng Sừng Châu Phi · Vùng biển Somalia · Indonesia · Vịnh Ba Tư · Eo biển Malacca · Bờ biển Barbary · Hồ Falcongos · Biển Đông · Biển Sulu và Celebes ·
Cướp biển nổi tiếng
Bartholomew Roberts · Hayreddin Barbarossa · Edward Teach · Stede Bonnet · Anne Bonny · Calico Jack · Sir Francis Drake · Alexandre Exquemelin · William Kidd · Edward Low · Redbeard · William Dampier · Black Caesar · Henri Caesar · Roberto Cofresí · Jean Lafitte · Henry Morgan · François l'Olonnais · Henry Strangways · José Gaspar · Charles Gibbs · Benito de Soto · Diabolito · Pedro Gilbert · Mansel Alcantra · Hippolyte de Bouchard · Samuel Hall Lord · Nathaniel Gordon · Albert W. Hicks · Eli Boggs · Bully Hayes · Rahmah ibn Jabir al-Jalahimah · Louis-Michel Aury · Shirahama Kenki · John Newland Maffitt · Joseph Baker · Joseph Barss · Jørgen Jørgensen · Vincent Gambi · Dominique You · Pierre Lafitte · John Hawkins · Peter Easton · Moses Cohen Henriques · Piet Pieterszoon Hein · Charlotte de Berry · Samuel Bellamy · Benjamin Hornigold · Samuel Mason · Henry Every · Cam Ninh · Liang Dao Ming · Uông Trực · Trịnh Nhất · Limahong · Trịnh Chi Long · Trịnh Kinh · Trịnh Nhất Tẩu · Cai Qian · Trương Bảo Tử · Ching Shih · Shap Ng-tsai · Chui A-poo · Lai Choi San · Fūma Kotarō · Ô Thạch Nhị · Amaro Pargo · Lý Tài · Hà Hỉ Văn · Khun Phiphit Wathi · Mạc Quan Phù · Trần Thiên Bảo · Turgut Reis
Thể loại
Hải tặc · Hải tặc theo quốc gia · Nữ hải tặc
Tàu hải tặc
Adventure Galley · Fancy · Người Hà Lan bay · Ganj-i-Sawai · Queen Anne's Revenge · Whydah Gally · Marquis of Havana · Ambrose Light · York
Thợ săn hải tặc
Pedro Menéndez de Avilés · Angelo Emo · Richard Avery Hornsby · Robert Maynard · Chaloner Ogle · Pompey · Woodes Rogers · David Porter
Sự cố và trận chiến hải tặc
Cuộc thám hiểm Chepo · Trận Mandab Strait · Bao vây Charleston · Trận chiến sông Cape Fear · Trận Ocracoke Inlet · Vụ cướp William · Trận Cape Lopez · Vụ cướp Fancy · Chiến dịch Persian Gulf · Trận New Orleans · Chống cướp biển ở Aegean · Chống cướp niển ở Tây Ấn · Vụ cướp Bravo · Sự cố ngày 9 Tháng 11 năm 1822 · Vụ cướp El Mosquito · Trận Doro Passage · Falklands Expedition · Xung đột cướp biển Moro · Thám hiểm Balanguingui · Trận Tysami · Trận sông Bắc Kỳ · Trận Nam Quan · Trận Vịnh Ty-ho · Trận Leotung · Sự cố Antelope · Trận Boca Teacapan · Sự cố ngày 27 tháng 8 năm 2007 · Chiến dịch Atalanta · Sự cố ngày 16 tháng 9 năm 2008 · Sự cố ngày 11 tháng 11 năm 2008 · Sự cố ngày 9 tháng 4 năm 2009 · Vụ cướp Maersk Alabama · Chiến dịch Ocean Shield · Sự cố ngày 25 tháng 3 năm 2010 · Sự cố ngày 1 tháng 4 năm 2010 · Sự cố ngày 30 tháng 3 năm 2010 · Sự cố ngày 5 tháng 4 năm 2010 · Sự cố ngày 6 tháng 5 năm 2010 · Chiến dịch Bình minh Vịnh Aden · Chiến dịch Bình minh Vịnh Aden · Trận đảo Minicoy · Sự cố SY · Sự kiện Carré d'As IV · Tấn công xuyên biên giới Sabah · Vụ cướp tàu MT Zafirah
Buôn bán nô lệ
Buôn bán nô lệ ở Châu Phi · Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương · Buôn bán nô lệ Arab · Phong tỏa châu Phi · Buôn bán nô lệ ở Ấn Độ Dương · Buôn bán nô lệ xuyên Sahara · Tuần tra buôn bán nô lệ châu Phi · Đánh chiếm Providentia · Đánh chiếm Veloz Passagera · Bắt cóc lữ đoàn Brillante · Sự cố Amistad · Đánh chiếm Emanuela
Cướp biển hư cấu
Tom Ayrton · Thuyền trưởng Blood · Thuyền trưởng Crook · Thuyền trưởng Flint · Thuyền trưởng Hook · Don Karnage · Monkey D. Luffy · Sanji · Roronoa Zoro · Nami · Nico Robin · Thuyền trưởng Nemo · Thuyền trưởng Pugwash · Red Rackham · Thuyền trưởng Sabertooth · Thuyền trưởng Stingaree · Sandokan · Long John Silver · Jack Sparrow · Davy Jones · Hector Barbossa · Sao Feng
Văn kiện
Hành vi ân sủng cướp biển · Đạo luật Ân sủng 1717-1718 · Luật cướp biển quốc tế · Thư biểu dương và trả thù · Luật cướp biển năm 1698 · Tuyên bố Paris về tôn trọng luật hàng hải · Luật cướp biển năm 1717 · Luật cướp biển năm 1721 · Luật cướp biển năm 1837 · Luật cướp biển năm 1850 · Đạo luật bảo vệ thương mại của Hoa Kỳ và trừng phạt tội cướp biển
Danh sách
Danh sách hải tặc · Tuyến thời gian hải tặc · Danh sách phim hải tặc · Nữ hải tặc · Hải tặc trong phim ảnh · Hải tặc trong văn hóa đại chúng ·
Tác phẩm
Đảo giấu vàng · Facing the Flag · On Stranger Tides · Castaways of the Flying Dutchman · The Angel's Command · Voyage of Slaves · Pirate Latitudes