Akhenaton

Akhenaten
Amenhotep IV
Amenophis IV, Naphu(`)rureya, Ikhnaton[1][2]
Tượng của Akhenaten theo phong cách nghệ thuật Amarna thời kỳ đầu.
Tượng của Akhenaten theo phong cách nghệ thuật Amarna thời kỳ đầu.
Pharaon
Vương triều1353–1336 TCN[3] hoặc
1351–1334 TCN[4] (Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập)
Tiên vươngAmenhotep III
Kế vịSmenkhkare
Tên ngai (Praenomen)

Neferkheperure-waenre (Năm 1-17)
Đẹp thay khi là hiện thân của Re[5] con người của Re
M23L2
ranfrxprZ3ra
wa
n
Tên riêng

Amenhotep Netjer-Heqa-Waset(năm 1-4)[6]
G39N5<
imn
n
HtpR8S38R19
>

Akhenaten (sau năm thứ 4 tại vị)
Linh hồn sống của thần Aten[5]
G39N5
it
n
ra
G25x
n
Tên Horus

Kanakht-qai-Shuti(Năm 1-4)[6]
G5
<h0
E1
D40
N29A28S9
h0>

Kanakht-Meryaten (Sau năm 4)
Con bò đực hùng mạnh, tình yêu của Aten
G5
E1
D40
it
n
ra
N36
Tên Nebty
(hai quý bà)

Wer-nesut-em-Ipet-swt(Năm 1-4)[6]
G16wr
r
swt
n
iimit
p
Q1t
Z2

Wer-nesut-em-Akhetaten (Sau năm 4)
Vương quyền vĩ đại ở trong Akhetaten
G16
wr
r
swtiiAa13
Axt
t pr
it
n
ra
Tên Horus Vàng

Wetjes-khau-em-Iunu-Shemay(Năm 1-4)[6]
G8U39Y1N28
Z2
mO28W24
O49
M27

Wetjes-ren-en-Aten (Sau năm 4)
Người giữ gìn tên gọi của Aten
G8
U39r
n
V10
n
it
n
ra
Hôn phốiNefertiti
Kiya
Meritaten
Ankhesenamun
Một người em gái không rõ danh tính
Con cáiSmenkhkare?
Meritaten
Meketaten
Ankhesenamun
Neferneferuaten Tasherit
Neferneferure
Setepenre
Tutankhamun
Ankhesenpaaten Tasherit?
ChaAmenhotep III
MẹTiye
Sinhk. 1380 TCN
Ai Cập
Mất1335 TCN
Ai Cập
Chôn cấtLăng mộ hoàng gia của Akhenaten, Amarna (ngôi mộ ban đầu)
KV55 (tranh cãi)[7]
Lăng mộAkhetaten, Gempaaten, Hwt-Benben

Akhenaten (/ˌækəˈnɑːtən/)[8] còn được viết là Echnaton,[9] Akhenaton,[10][11][12] Ikhnaton, và Khuenaten;[13][14] (tiếng Ai Cập: ꜣḫ-n-jtn, có nghĩa là Người lính của Aten), ông còn được biết đến với tên gọi là Amenhotep IV (nghĩa là thần Amun hài lòng) trong giai đoạn trước năm trị vì thứ Năm, là một pharaon của vương triều thứ Mười tám của Ai Cập, ông đã cai trị 17 năm và có lẽ đã qua đời vào năm 1336 TCN[10] hoặc 1334 TCN.[15] Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần giáo của Ai Cập và chuyển sang tín ngưỡng thờ cúng một vị thần duy nhất – thần Mặt Trời Aten, mà đôi khi được coi là bái nhất thần giáo, đơn nhất thần giáo, thậm chí là hầu như độc thần giáo.

Akhenaten đã cố gắng tạo ra một sự thay đổi so với tôn giáo truyền thống, nhưng cuối cùng thì nó cũng sẽ không bao giờ được chấp nhận. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông đã bị đập vỡ và phá hủy, những bức tượng của ông thì bị hủy hoại và tên của ông bị loại bỏ khỏi các bản danh sách vua.[16] Việc thực hành tôn giáo truyền thống đã được phục hồi một cách dần dần, và vài thập niên sau khi các vị vua mới không thuộc dòng dõi của vương triều thứ 18 thành lập nên một vương triều mới, họ đã bôi nhọ Akhenaten cùng những vị vua kế vị trực tiếp của ông, và nhắc đến Akhenaten như là "kẻ thù" hoặc "kẻ phạm tội đó" trong các hồ sơ lưu trữ.[17][18]

Ông gần như hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử cho đến khi được phát hiện lại vào thế kỷ 19Amarna, thành phố mà ông đã xây dựng cho thần Aten.[19] Những cuộc khai quật thời kì đầu tại Amarna được tiến hành bởi Flinders Petrie đã khuấy động lên sự quan tâm đến vị vua bí ẩn cùng với đó là một xác ướp được tìm thấy trong ngôi mộ KV55, nó được Edward R. Ayrton khai quật vào năm 1907, xác ướp này có thể là của Akhenaten. Bằng phương pháp phân tích DNA, các nhà khảo cổ học đã xác định rằng người đàn ông được chôn cất trong ngôi mộ KV55 là cha của vua Tutankhamun,[20] nhưng việc nhận dạng xác ướp này là Akhenaten lại vẫn đang chưa có lời giải.[21][22][23][24][25]

Ngày nay, sự quan tâm dành cho Akhenaten và nữ hoàng Nefertiti phần nào đó có liên quan đến Tutankhamun (mặc dù người mẹ của Tutankhamun không phải là Nefertiti, mà là một phụ nữ được các nhà khảo cổ học gọi là Quý bà trẻ), và một phần đến từ phong cách độc đáo và giá trị thẩm mỹ cao của những tác phẩm nghệ thuật được ông bảo trợ, và một phần là từ sự quan tâm không ngừng dành cho tôn giáo mà ông đã cố gắng thiết lập.

Thời kì trị vì đầu tiên là Amenhotep IV

Phù điêu miêu ta Amenhotep IV trước khi ông đổi tên thành Akhenaten, Bảo tàng Neues, Berlin

Vị vua Akhenaten trong tương lai là một người con trai của Amenhotep III và chính cung hoàng hậu Tiye. Con trai cả vốn là Thái tử Thutmose, được công nhận là người thừa kế của Amenhotep III, nhưng ông ta đã mất khi còn tương đối trẻ và người tiếp theo được kế vị ngai vàng là một hoàng tử tên là Amenhotep.[26]

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc Amenhotep IV đã kế vị ngai vàng sau khi vua cha Amenhotep III của cha ông qua đời hay là có một giai đoạn đồng nhiếp chính (theo một số nhà Ai Cập học là kéo dài 12 năm). Các tác phẩm hiện nay của Eric Cline, Nicholas Reeves, Peter Dorman cùng các học giả khác đã nêu ra những lập luận mạnh mẽ chống lại quan điểm về việc thiết lập một giai đoạn đồng nhiếp chính lâu dài giữa hai vị vua và ủng hộ quan điểm cho rằng không có hoặc là có một giai đoạn đồng nhiếp chính ngắn chỉ kéo dài từ một đến hai năm.[27] Các tác phẩm khác của Donald Redford, William Murnane, Alan Gardiner và gần đây là của Lawrence Berman vào năm 1998 đã bác bỏ bất cứ quan điểm nào về một giai đoạn đồng nhiếp chính nếu có giữa Akhenaten và cha của ông.Bản mẫu:Berman

Tấm bảng đồng với vương hiệu của Amenhotep IV trước khi ông đổi tên thành Akhenaten, Bảo tàng Anh Quốc.

Vào tháng 2 năm 2014, Bộ cổ vật Ai Cập công bố bằng chứng thuyết phục cho thấy Akhenaten đã cùng đồng trị vì với vua cha trong ít nhất 8 năm. Bằng chứng này đến từ những chữ khắc được tìm thấy trong ngôi mộ Luxor của tể tướng Amenhotep-Huy.[28][29]

Amenhotep IV lên ngôi ở Thebes và ở đó ông đã bắt đầu một dự án xây dựng. Ông cho trang trí lối vào phía nam cho tới ngoại vi của ngôi đền Amun-Re với những cảnh ông đang thờ cúng Re-Harakhti. Ông cũng đã sớm ra lệnh xây dựng một ngôi đền dành riêng cho thần Aten ở phía đông Karnak. Ngôi đền này được gọi là Gempaaten ("Thần Aten được thấy trong lãnh địa của Aten"). Gempaaten còn gồm một loạt những công trình, bao gồm cả một cung điện và một cấu trúc gọi là Benben Hwt (đặt tên theo khối đá Benben) được dành riêng cho Nữ hoàng Nefertiti. Các ngôi đền thờ thần Aten khác được xây dựng tại Karnak trong thời gian này bao gồm Rud-menu và Teni-menu, nó có thể được xây dựng gần tháp môn thứ chín. Trong thời gian này, ông đã không đàn áp tôn giáo thờ thần Amun, và vị Đại tư tế của thần Amun vẫn còn tại vị trong năm thứ tư dưới triều đại của ông.[26] Nhà vua còn hiện diện với tên gọi Amenhotep IV trong các ngôi mộ của một số quý tộc ở Thebes: Kheruef (TT192), Ramose (TT55) và ngôi mộ của Parennefer (TT188).[30]

Trong ngôi mộ của Ramose, Amenhotep IV xuất hiện trên bức tường phía tây theo phong cách truyền thống, ngồi trên một ngai vàng với Ramose xuất hiện phía trước nhà vua. Trong ngôi mộ Thebes của Parennefer, Amenhotep IVNefertiti đang ngồi trên ngai vàng cùng với đĩa mặt trời mô tả về vua và hoàng hậu.[30]

Một trong những ghi chép cuối cùng đề cập đến Amenhotep IV là hai bản sao của một bức thư từ viên Tổng quản của Memphis là Apy (hoặc Ipy) gửi tới pharaon. Những văn kiện này được tìm thấy ở Gurob và có niên đại là vào năm cai trị thứ 5, tháng thứ ba của mùa Trồng trọt, ngày 19.[31]

Đổi tên thành Akhenaten

Vào ngày 13, Tháng 8, năm thứ năm dưới triều đại của mình, nhà vua đã đến địa điểm thành phố mới Akhetaten (ngày nay gọi là Amarna). Một tháng trước đó Amenhotep IV đã chính thức đổi tên thành Akhenaten.[26] Amenhotep IV cũng thay đổi hầu hết cả năm tên hiệu của mình vào năm thứ 5 dưới triều đại của ông. Ông chỉ giữ lại tên prenomen của mình hoặc tên hiệu khi lên ngôi là Neferkheperure.[32]

Amenhotep IV Akhenaten
Tên Horus
E1
D40
N29A28S9

Kanakht-qai-Shuti

"Bò đực hùng mạnh của Hai chùm lông vũ"

it
n
N5
mr

Meryaten

"Bò đực hùng mạnh, Tình yêu của Aten"

Tên Nebty
wr
r
swt
n
iimit
p
Q1t
Z2

Wer-nesut-em-Ipet-swt

"Vương quyền vĩ đại ở Karnak"

wr
r
swiiAa15
N27
it
n
N5

Wer-nesut-em-Akhetaten

"Vương quyền vĩ đại ở Akhet-Aten"

Tên Horus vàng
U39Y1N28
Z2ss
mO28W24
O49
M27

Wetjes-khau-em-Iunu-Shemay

"Vị vua của Heliopolis ở miền Nam" (Thebes)

U39r
n
V10
n
it
n
N5

Wetjes-ren-en-Aten

"Cao quý thay tên gọi của Aten"

Prenomen
ranfrxprZ3ra
wa
n

Neferkheperure-waenre

"Đẹp thay khi là hình dáng Re, con người duy nhất của Re"

ranfrxprZ3ra
wa
n

Neferkheperure-waenre
Nomen
imn
n
HtpR8S38R19

Amenhotep Netjer-Heqa-Waset

"Amenhotep vị thần cai trị Thebes"

it
n
ra
G25x
n

Akhenaten

"Người lính của Aten"

Chính sách tôn giáo

Mảnh vỡ với đồ hình của Akhenaten, theo sau là tên hiệu Vĩ đại trong suốt cuộc đời Ngài và tước hiệu của Nefertiti là Người Vợ Vĩ đại của đức vua. Triều đại của Akhenaten. Từ Amarna, Ai Cập. Bảo tàng khảo cổ học Ai Cập của Petrie, London
Pharaon Akhenaten (giữa) và gia đình của ông thờ cúng thần Aten.

Một số cuộc tranh luận gần đây của các nhà nghiên cứu đã tập trung vào mức độ của những cải cách tôn giáo mà Akhenaten đã áp dụng đối với người dân của mình.[33] Một cách chắc chắn là theo thời gian dần trôi, ông đã sửa đổi tên của thần Aten cùng với các ngôn ngữ tôn giáo khác, để nhằm loại bỏ một cách dần dần những gì liên quan đến các vị thần khác; và vào một thời điểm nào đó, ông cũng đã bắt tay vào việc xóa bỏ tên của vị thần truyền thống trên quy mô lớn, đặc biệt là của thần Amun.[34] Một số vị quan của ông đã thay đổi tên của họ bằng cách loại bỏ tên của những vị thần bảo trợ khác ra khỏi tên của họ rồi thay thế bằng tên của thần Aten (hoặc thần Ra, vị thần được Akhenaten đồng nhất với Aten). Tuy nhiên, ngay cả ở chính Amarna, một số vị quan vẫn giữ lại những tên gọi như Ahmose ("con của thần mặt trăng", chủ nhân của ngôi mộ số 3), và xưởng điêu khắc nơi các nhà khảo cổ học tìm thấy bức tượng Nefertiti nổi tiếng cùng với các tác phẩm chân dung hoàng gia khác, lại có liên quan đến một nghệ sĩ có tên gọi là Thutmose ("con của thần Thoth"). Một số lượng lớn các lá bùa bằng sứ được tìm thấy ở Amarna còn cho thấy rằng những lá bùa của các vị thần sinh nở và gia đình là Bes và Taweret, con mắt của Horus, cùng những lá bùa của các vị thần truyền thống khác, vẫn được người dân đeo một cách công khai. Thật vậy, một hố chôn giấu những đồ trang sức hoàng gia đã được tìm thấy ngay gần các ngôi mộ hoàng gia ở Amarna (ngày nay chúng nằm tại Bảo tàng Quốc gia Scotland), trong số đó có một chiếc nhẫn đề cập đến Mut, vợ của thần Amun. Những bằng chứng như vậy cho thấy rằng mặc dù Akhenaten đã không còn ủng hộ về mặt tài chính cho những ngôi đền truyền thống nữa, chính sách của ông đã khá khoan dung cho đến một thời điểm nào đó, có lẽ là liên quan đến một sự kiện đặc biệt mà vẫn chưa được biết đến diễn ra vào giai đoạn cuối triều đại của ông.

Gia đình

Akhenaten, Nefertiti và con cái của họ

Akhenaten kết hôn với Nefertiti ngay sau khi ông lên ngôi, và sáu người con gái của họ đã được xác định thông qua những bản khắc đá. Và nhờ vào phương pháp phân tích DNA gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng một trong những chị em ruột của ông, xác ướp "Quý bà trẻ", là mẹ của Tutankhaten (sau này là Tutankhamen).[35] Nguồn gốc của Smenkhkare, vị vua kế vị ông, hiện vẫn chưa được biết rõ và người ta cho rằng Akhenaten cùng với một người vợ chưa rõ danh tính là cha mẹ của vị vua này.

Một người vợ thứ hai của Akhenaten có tên là Kiya, và bà ta được biết đến từ những bản khắc đá. Có một số giả thuyết cho rằng bà là mẹ của Tutankhamen, Smenkhkare, hoặc cả hai.

Sau đây là danh sách những người con của Akhenaten (được biết đến và giả thuyết) cùng với năm sinh theo giả thuyết:

Những người vợ của ông được biết đến là:

  • Nefertiti, Người Vợ Hoàng Gia Vĩ đại của ông.
  • Kiya, một thứ phi của ông.
  • Một người con gái của Šatiya, vua của Enišasi[37]
  • Một người con gái của Burna-Buriash, vua của Babylon[37]
Phù điêu bằng đá thạch cao tuyết hoa miêu tả Akhenaten, Nefertiti, và con gái Meritaten. Từ Amarna, Ai Cập. Bảo tàng khảo cổ học Ai Cập của Petrie, London

Có giả thuyết cho rằng Akhenaten có thể đã lấy một vài người con gái của ông làm vợ, để nhằm cố gắng sinh ra một người thừa kế nam với họ, nhưng điều này đã tạo ra sự tranh cãi gay gắt. Một điều dường như chắc chắn đó là giống như vua cha Amenhotep III, Akhenaten đã phong cho một người con gái của ông làm Người Vợ Hoàng Gia Vĩ đại, nhưng điều này không có nghĩa chỉ ra rằng bà ta là một người vợ của ông bởi vì đây cũng còn là một tước hiệu quan trọng mang tính nghi thức.[38]

  • Meritaten được ghi lại là Người Vợ Hoàng gia Vĩ đại của Smenkhkare trong ngôi mộ của Meryre II ở Akhet-Aten. Tên của bà cũng đã được ghi lại bên cạnh tên của Vua Akhenaten và Vua Neferneferuaten cùng với tước hiệu Người Vợ Hoàng gia Vĩ đại trên một cái hộp nằm trong ngôi mộ của Tutankhamen. Những bức thư được các vị vua ngoại quốc gửi cho Akhenaten đã đề cập đến Meritaten như là 'Nữ chủ nhân của gia đình'.
  • Meketaten, người con gái thứ hai của Akhenaten. Meketaten qua đời trong khi sinh con và điều này đã được ghi lại trong các ngôi mộ hoàng gia của Amarna vào khoảng năm 13 hoặc 14. Bởi vì danh tính người chồng của bà vẫn chưa được biết đến, cho nên có giả thuyết cho rằng Akhenaten là cha của đứa trẻ này. Tuy nhiên, dòng chữ ghi lại huyết thống của đứa trẻ kia đã bị hư hỏng, do đó vấn đề này vẫn chưa thể được giải quyết.
  • Nhiều công trình kỷ niệm mà nguồn gốc ban đầu là dành cho Kiya, đã được khắc lại với tên của Meritaten và Ankhesenpaaten; những dòng chữ khắc được sửa lại này còn liệt kê một Meritaten-tasherit ("bé") và một Ankhesenpaaten-tisherit. Một số người cho rằng Akhenaten chính là cha của họ. Một số khác thì lại cho rằng bởi vì những người cháu nội này không được chứng thực ở bất cứ nơi nào khác, cho nên họ vốn không có thực và được tạo ra để nhằm lấp đầy chỗ trống mà ban đầu ghi lại tên những người con của Kiya.[39]

Những miêu tả về pharaon và gia đình

Bức tượng đá vôi của Akhenaten, Nefertiti, cùng một công chúa. Triều đại của Akhenaten. Từ Amarna, Ai Cập. Bảo tàng Khảo cổ học Ai Cập của Petrie, London
Tấm thẻ Wilbour, khoảng năm 1352-1336 TCN, Bảo tàng Brooklyn, bức phù điêu này miêu tả Akhenaten cùng Nefertiti vào giai đoạn cuối triều đại của họ.

Các phong cách nghệ thuật đã phát triển rực rỡ trong suốt giai đoạn ngắn ngủi này có sự khác biệt một cách rõ ràng so với các phong cách nghệ thuật Ai Cập khác. Trong một số trường hợp, sự miêu tả trở nên tự nhiên hơn, đặc biệt là trong việc miêu tả động vật và thực vật, những người dân thường, và trong cách miêu tả hành động và cử chỉ với một ý nghĩa nào đó dành cho những người thuộc và không thuộc hoàng gia. Tuy vậy, các thành viên của triều đình mà đặc biệt là các thành viên của gia đình hoàng gia đã được miêu tả hết sức cách điệu, với những chiếc đầu dài, phần bụng lồi ra, hông to, cánh tay và chân thì lại mảnh khảnh, và những nét đặc trưng trên khuôn mặt được cường điệu hóa.[40] Đáng chú ý hơn nữa và cũng là thời kỳ duy nhất trong lịch sử nghệ thuật hoàng gia Ai Cập, gia đình của Akhenaten đã được miêu tả rõ ràng là đang thực hiện các hoạt động mang tính tự nhiên, thể hiện tình cảm đối với nhau và nắm tay nhau (trong nghệ thuật truyền thống, tính thần thánh của một vị pharaon được thể hiện thông qua sự thư thái, thậm chí bất động).

Nefertiti cũng xuất hiện trong các hoạt động thường vốn chỉ dành cho một pharaon, cả bên cạnh nhà vua và chỉ có một mình (hoặc với cùng với những người con gái), điều này cho thấy rằng bà đã có được một địa vị đặc biệt dành cho một nữ hoàng. Những miêu tả nghệ thuật thời kỳ đầu về bà thường tỏ ra khó có thể phân biệt được với những miêu tả về phu quân của bà, ngoại trừ những biểu trưng và y phục của bà, nhưng ngay sau khi chuyển đến kinh đô mới, Nefertiti bắt đầu được miêu tả với những đặc trưng riêng của mình.

Bức tượng nhỏ của Akhenaten đội vương miện chiến tranh màu xanh của Ai Cập

Lý do tại sao hình dáng của Akhenaten lại được miêu tả một cách kì quặc, theo kiểu ái am ái nữ nổi bật đến như vậy, hiện vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có giả thuyết cho rằng điều này mang mục đích về mặt tôn giáo, như là để mô phỏng lại vai trò sáng tạo của thần Aten, vị thần này được gọi là "mẹ và cha" của tất cả mọi thứ trong những lăng mộ ở Amarna. Hoặc là có giả thuyết khác cho rằng phong cách chân dung của Akhenaten (và gia đình của ông) đã phóng đại những đặc điểm thể chất khác biệt của ông. Trừ khi xác ướp của Akhenaten được xác định một cách chính xác, bằng không các giả thuyết như vậy vẫn chỉ là suy đoán. Một số học giả nhận định rằng xác ướp 61074 được tìm thấy trong ngôi mộ KV55, một ngôi mộ chưa được xây dựng xong ở Thung lũng các vị vua, chính là của Akhenaten[41]. Nếu điều này là thực hoặc xác ướp trong ngôi mộ KV55 là một người có quan hệ gần gũi về mặt huyết thống với ông, Smenkhkare, kích thước của nó có khuynh hướng ủng hộ cho giả thuyết rằng những miêu tả phóng đại về Akhenaten thực chất chính là diện mạo của ông. Mặc dù vậy, xác ướp này chỉ bao gồm những đoạn xương rời rạc, hộp sọ dài và có một cái cằm nhô lên, chân tay của xác ướp này thì nhẹ và dài. Năm 2007, Zahi Hawass và một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp CT Scan đối với xác ướp 61074. Và với những đặc điểm như là phần xương sọ dài, xương má, khe hở hàm ếch cùng răng khôn mọc lệch, họ đã kết luận rằng xác ướp này là cha của Tutankhamun, và do vậy chính là Akhenaten.

Đối ngoại

Akhenaten theo phong cách điển hình thời kỳ Amarna.

Những bức thư Amarna, một tập hợp của các thư từ ngoại giao được phát hiện tại el-Amarna (tên gọi hiện đại của thành phố Akhetaten), đã cung cấp bằng chứng quan trọng về triều đại và chính sách đối ngoại của Akhenaten. Những bức thư này bao gồm một tập hợp vô giá các bức thư được viết trên những tấm bảng bằng đất sét, chúng được gửi đến cho Akhetaten từ các vị vua chư hầu khác nhau thông qua các tiền đồn quân sự của Ai Cập và từ các vị vua ngoại quốc (được thừa nhận như là "Các vị Vua vĩ đại") của vương quốc Mitanni, Babylon, Assyria và của Hatti. Các viên thống đốc và những vị vua chư hầu của Ai Cập cũng thường xuyên viết thư để cầu xin vàng từ pharaon, và cũng than phiền rằng ông đã làm nhục và lừa dối họ.

Bức chân dung trầm tư bằng thạch cao của một pharaon, Akhenaten hoặc một người đồng nhiếp chính hoặc kế vị. Được phát hiện trong công xưởng của nhà điêu khắc hoàng gia Thutmose tại Amarna, ngày nay là một phần trong Bộ sưu tập của Bảo tàng Ai Cập ở Berlin.

Vào đầu triều đại của mình, Akhenaten đã mâu thuẫn với Tushratta, vua của Mitanni, vị vua này đã cầu xin sự ủng hộ từ vua cha của ông để nhằm chống lại người Hittite. Tushratta phàn nàn trong nhiều bức thư rằng Akhenaten đã gửi cho ông ta những bức tượng được mạ vàng thay vì những bức tượng được làm bằng vàng ròng; Bức thư Amarna EA 27 còn lưu giữ lời phàn nàn của Tushratta dành cho Akhenaten về tình cảnh trên:

"Ta... đã thỉnh cầu cha của ngài Mimmureya về những bức tượng đúc bằng vàng ròng, một cái dành cho bản thân ta và một bức tượng thứ hai, một bức tượng của Tadu-Heba [Tadukhepa], con gái ta, và cha ngài nói rằng: "Đừng nói là chỉ tặng những bức tượng được đúc bằng vàng ròng. Ta sẽ tặng cho ngài một cái khác được làm từ ngọc lưu ly. Ta cũng sẽ tặng cho ngài, cùng với các bức tượng, thêm nhiều vàng và của cải [khác] vượt quá hạn mức". Bất cứ vị sứ giả nào của ta ở Ai Cập lúc đó đều đã nhìn thấy số vàng dành cho những bức tượng với đôi mắt của họ. Cha của ngài đã tự mình đúc lại các bức tượng với sự chứng kiến của các sứ giả của ta, và ngài ấy đã tạo nên chúng hoàn toàn bằng vàng ròng...Ngài ấy còn cho họ thấy thêm nhiều vàng hơn nữa, mà đã vượt quá hạn mức những thứ mà ngài ấy đã gửi cho ta. Ngài ấy đã nói với những sứ giả của ta rằng: Nhà ngươi hãy nhìn xem, ở đây là những bức tượng, ở kia là số vàng và của cải vượt quá hạn mức mà ta gửi cho người anh em của mình. Và các sứ giả của ta đã nhìn thấy bằng chính đôi mắt của họ! Nhưng người anh em của ta [tức là Akhenaten] đã không gửi tặng những bức tượng vàng [ròng] mà cha của ngài định gửi tặng. Ngài đã gửi tới một bức tượng gỗ được mạ vàng.[42]

Trong khi Akhenaten chắc chắn không phải là một đồng minh thân cận của Tushratta, ông rõ ràng đã tỏ ra quan tâm đến sự mở rộng quyền lực của đế quốc Hittite dưới sự cai trị của vị vua hùng mạnh Suppiluliuma I. Người Hittite giành được một chiến thắng trước Mitanni và vị vua của nó là Tushratta và điều này đã phá vỡ toàn bộ cán cân quyền lực quốc tế ở khu vực Trung Đông Cổ đại tại thời điểm người Ai Cập đã thiết lập hòa bình với Mitanni; nó sẽ khiến cho một số chư hầu của Ai Cập ngả về phía người Hittite. Một nhóm các quốc gia đồng minh của Ai Cập đã cố gắng nổi dậy chống lại người Hittite và viết thư cầu xin Akhenaten gửi quân đội tới cứu viện, nhưng ông không đáp lại hầu hết các lời cầu xin của họ. Có các bằng chứng cho thấy rằng những lộn xộn ở biên giới phía Bắc đã gây ra sự bất ổn ở khu vực Canaan, đặc biệt trong cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Labaya của Shechem với Abdi-Heba của Jerusalem, mà đòi hỏi pharaon phải can thiệp vào khu vực này bằng cách phái các đạo quân Medjay tiến về phía bắc. Akhenaten còn thẳng thừng từ chối giải nguy cho chư hầu của ông là Rib-Hadda của Byblos - vương quốc của ông ta đang bị vây hãm bởi vương quốc Amurru dưới thời trị vì của Abdi-Ashirta và sau này là Aziru, con trai của Abdi-Ashirta, bất chấp việc Rib-Hadda đã rất nhiều lần cầu cứu pharaon. Rib-Hadda đã viết tổng cộng 60 bức thư cho Akhenaten để cầu xin sự trợ giúp đến từ pharaon. Mệt mỏi vì phải nhận những bức thư liên tiếp đến từ Rib-Hadda, Akhenaten đã từng nói với Rib-Hadda rằng: "Nhà ngươi là người viết thư cho ta nhiều hơn tất cả các thị trưởng khác" hoặc là các chư hầu Ai Cập trong bức thư EA 124.[43] Rib-Hadda không hiểu được rằng vị vua Ai Cập sẽ không tổ chức và phái toàn bộ quân đội tiến về phía bắc chỉ để giữ nguyên vẹn hiện trạng chính trị của một số tiểu quốc nằm ở ven rìa phần lãnh thổ châu Á của Ai Cập[44]. Rib-Hadda cuối cùng sẽ phải trả giá cho điều này: ông ta bị trục xuất khỏi Byblos bởi một cuộc chính biến được tiến hành bởi người em trai là Ilirabih và việc này cũng đã được đề cập đến trong một bức thư. Sau khi khẩn cầu một cách vô vọng sự trợ giúp từ Akhenaten, Rib-Hadda đã quay sang cầu xin sự giúp đỡ của Aziru, kẻ thù truyền kiếp của ông ta, để nhằm giành lại ngai vàng cho bản thân mình, Aziru ngay lập tức đưa ông ta đến chỗ vị vua của Sidon, và gần như chắc chắn sau đó Rib-Hadda đã bị hành quyết[45].

William L. Moran [46] lưu ý rằng nội dung của hơn 380 bức thư Amarna lại trái ngược với quan điểm quy ước cho rằng Akhenaten đã bỏ qua các vùng lãnh thổ ở nước ngoài của Ai Cập và hướng sự quan tâm vào những cải cách ở trong nước của ông. Một số bức thư từ các chư hầu của Ai Cập báo tin cho vị pharaon biết được rằng họ đã làm theo những chỉ thị của ông:

Gửi tới đức vua, vị chúa tể của thần, vị thần của thần, mặt trời của thần, mặt trời từ trên trời cao: Thông điệp của Yapahu, người cai trị của Gazru, đầy tớ của ngài, cát bụi dưới chân ngài. Thần thực sự tự mình phủ phục dưới chân của đức vua, chúa tể của thần, vị thần của thần, mặt trời của thần... 7 lần và 7 lần, trên bụng và ở trên lưng. Thần thực sự đang canh gác vùng đất của đức vua, vị chúa tể của thần, mặt trời của bầu trời, nơi thần đang ở, và tất cả những điều mà đức vua, vị chúa tể của thần, đã viết cho thần, thần thực sự đang thực hiện - tất cả mọi thứ! Vậy thần là ai, một con chó, và đâu là nhà của thần... và bất cứ việc gì thần được sai khiến, mà là mệnh lệnh của đức vua, chúa tể của thần, mặt trời từ bầu trời, chẳng nhẽ lại không nên luôn luôn tuân theo? "(EA 378)[47]

Đầu tượng của Akhenaten

Sau khi Rib-Hadda trung thành bị sát hại bởi sự xúi giục của Aziru,[48] Akhenaten đã gửi một lá thư đầy giận dữ đến cho Aziru, với một sự kết tội được ám chỉ rõ ràng về sự phản bội công khai của ông ta.[49] Akhenaten đã viết rằng:

Hãy nói với Aziru, người cai trị của Amurru: Đức vua, chúa tể của ngươi, [Akhenaten], nói như vậy: Người cai trị Gubla, [Byblos] người đã bị em trai mình đuổi khỏi cánh cổng, nói với ngươi rằng: "Hãy đưa ta đi và đem ta tới thành phố. Có rất nhiều bạc, và ta sẽ tặng chúng cho ngươi. Quả thực đó là sự giàu sang bậc nhất, nhưng không phải là với ta [ở đây]". Dẫu cho người cai trị ấy [Rib-Hadda] đã nói với ngươi như vậy. Không phải là nhà ngươi đã viết thư cho đức vua, chúa tể của ngươi nói rằng, "Thần là đầy tớ của người giống như tất cả các thị trưởng trước đây [nghĩa là các chư hầu] trong thành phố của ngài"? Tuy nhiên, nhà ngươi đã hành động một cách lỗi lầm bằng cách đưa viên thị trưởng đã bị em trai của mình đuổi khỏi cánh cổng, đi khỏi thành phố của Ngài.

Hắn ta [Rib-Hadda] đã có mặt tại Sidon, và theo quyết định của chính nhà ngươi, ngươi đã trao hắn lại cho [một vài] thị trưởng. Liệu nhà ngươi có không biết gì về sự gian ác của những con người này? Nếu nhà ngươi thật sự là đầy tớ của đức vua, tại sao nhà ngươi lại không tố cáo hắn ta trước mặt đức vua, chúa tể của ngươi, rằng: "Viên thị trưởng này đã viết thư cho thần nói rằng:" Hãy đưa ta đến chỗ nhà ngươi và đem ta trở về thành phố của mình?". Và nếu như nhà ngươi đã hành động một cách trung thành, thì tất cả những gì nhà ngươi đã viết đều không đúng. Thực tế thì, đức vua đã suy ngẫm về chúng như sau, "Tất cả mọi thứ nhà ngươi nói đều không thân thiện."

Ngay lúc này đây, đức vua đã nghe nói như sau: "Nhà ngươi đang hòa thuận với vị vua của Qidsa (Kadesh). Hai ngươi cùng ăn và cùng uống với nhau." Và đó là sự thật. Tại sao nhà ngươi lại hành động như vậy? Tại sao nhà ngươi lại hòa thuận với một vị vua mà đức vua đang chiến đấu? Và ngay cả khi nhà ngươi đã hành động một cách trung thành, ngươi đã xem xét về quyết định của chính nhà ngươi hay chưa, và ý kiến của hắn đã không được quan tâm đến. Ngươi đã tỏ ra không quan tâm đến những điều mà nhà ngươi đã làm trước đó. Điều gì đã xảy ra giữa ngươi và chúng khiến cho nhà ngươi không còn đứng về phía đức vua, chúa tể của ngươi? Hãy lưu tâm đến những kẻ đang huấn luyện nhà ngươi cho lợi ích của riêng chúng. Chúng muốn đẩy nhà ngươi vào ngọn lửa... Nếu vì bất cứ lý do gì đi chăng nữa nhà ngươi muốn làm điều ác, và nếu như nhà ngươi mưu tính điều ác, những điều dối trá, thì ngươi, cùng với toàn bộ gia đình của mình, sẽ chết dưới lưỡi rìu của đức vua. Vậy nên, hãy hoàn thành việc phục sự đức vua của nhà ngươi, chúa tể của nhà ngươi, và ngươi sẽ sống. Bản thân nhà ngươi cũng biết rằng nhà vua không thất bại khi Ngài nổi cơn thịnh nộ chống lại toàn bộ Canaan. Và khi nhà ngươi đã viết rằng: "Cầu xin Đức vua, Chúa tể của thần, tha thứ cho thần năm nay, và sang năm sau thần sẽ tới chỗ đức vua, chúa tể của thần, [tức là Ai Cập]. Nếu điều này không thể được, thần sẽ gửi con trai của thần tới thế chỗ cho mình"- Đức vua, chúa tể của nhà ngươi, tha thứ cho nhà ngươi trong năm nay theo đúng những gì ngươi nói. Hãy tự mình đi tới, hoặc phái con trai của ngươi đến [ngay tức khắc]. (EA 162)[50]

Bức thư này cho thấy rằng Akhenaten đã dành sự quan tâm sát sao đối với các vấn đề của những chư hầu ở Canaan và Syria. Akhenaten ra lệnh cho Aziru phải đến Ai Cập và giữ ông ta ở lại đó ít nhất một năm. Cuối cùng, Akhenaten buộc phải thả cho Aziru quay trở lại quê hương của ông ta bởi vì khi ấy người Hittite đã tiến quân về phía Nam tới Amki, điều này tạo ra sự uy hiếp đối với hàng loạt các quốc gia chư hầu ở châu Á của Ai Cập, bao gồm cả Amurru.[51] Chẳng bao lâu sau khi trở về Amurru, Aziru cùng với vương quốc của ông ta đã chạy sang hàng ngũ của người Hittite.[52] Chúng ta biết được rằng vào thời điểm Rib-Hadda viết một bức thư Amara có nhắc đến việc người Hittite đã "chiếm hết toàn bộ các xứ sở từng là chư hầu của vua Mitanni" (EA 75),[53] Akhenaten đã cố gắng duy trì sự kiểm soát của Ai Cập đối với khu vực trung tâm của Đế quốc Cận Đông (mà bao gồm khu vực ngày nay là Israel cũng như khu vực ven biển của người Phoenicia) đồng thời tránh xung đột với đế quốc Hittite của Suppiluliuma I đang ngày một hùng mạnh. Chỉ có duy nhất tỉnh biên giới Amurru ở Syria là bị mất vĩnh viễn vào tay của người Hittite, bởi vì vị vua của nó là Aziru đã đào ngũ sang phía người Hittite. Sau cùng, trái với quan điểm truyền thống về một vị vua đã không chú ý tới những mối quan hệ quốc tế của Ai Cập, Akhenaten được biết đến là đã tiến hành ít nhất một chiến dịch ở Nubia vào năm trị vì thứ 12 của ông, chiến dịch này của ông đã được nhắc tới trên tấm bia đá Amada CG 41806 và trên một bia đá khác tại Buhen.[54]

Qua đời, an táng và kế vị

Chiếc quách của Akhenaten được phục dựng lại từ những mảnh vỡ mà được phát hiện trong ngôi mộ ban đầu của ông ở Amarna, ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập, Cairo.

Lần xuất hiện cuối cùng của Akhenaten cùng với gia đình hoàng gia Amarna mà có ghi rõ ngày tháng đó là trong ngôi mộ của Meryra II, và niên đại của nó là vào tháng thứ hai, năm trị vì thứ 12 của ông.[55] Sau thời điểm này, những ghi chép lịch sử đều không rõ ràng và chỉ có duy nhất sự kế vị của Tutankhamun là đã được biết rõ.

Vào tháng 12 năm 2012, các nhà khảo cổ học tuyên bố rằng họ đã tìm thấy một bản khắc đá với niên đại được ghi rõ là vào ngày 15 tháng thứ ba mùa Akhet năm thứ 16 của Akhenaten, nó cũng đề cập đến sự hiện diện của Nữ hoàng Nefertiti trong cùng một dòng, bản khắc này được phát hiện tại một mỏ đá vôi nằm ở Deir el-Bersha phía bắc của Amarna.[56][57][58] Nội dung của nó đề cập đến một dự án xây dựng ở Amarna, và cho chúng ta biết được rằng Akhenaten và Nefertiti vẫn là một cặp vợ chồng hoàng gia chỉ một năm trước khi Akhenaten qua đời.

Cỗ quan tài của Akhenaten được tìm thấy trong ngôi mộ KV55
Hộp sọ xác ướp KV55

Mặc dù các nhà nghiên cứu ngày nay thừa nhận rằng bản thân Akhenaten đã qua đời vào năm trị vì thứ 17 của mình, chúng ta vẫn chưa biết rõ liệu rằng Smenkhkare có thể đã đồng nhiếp chính với ông trong khoảng từ hai hay ba năm trước đó hay là ông ta đã tự mình cai trị trong một thời gian ngắn.[59] Nếu thực sự Smenkhkare đã sống lâu hơn Akhenaten và trở thành vị pharaon duy nhất trị vì, ông ta có thể đã cai trị Ai Cập ít hơn một năm. Người kế vị tiếp theo là Neferneferuaten, một nữ pharaon đã trị vì Ai Cập trong hai năm và một tháng.[60] Tiếp theo sau đó, bà có lẽ đã được kế vị bởi Tutankhaten (sau này là Tutankhamun). Tutankhamun được cho là em trai của Smenkhkare và là một người con trai khác của Akhenaten, mặc dù vậy cũng có giả thuyết cho rằng Tutankhamun có thể là con trai của Smenkhkare. Nhờ vào kết quả xét nghiệm DNA trong năm 2010, chúng ta biết được rằng Tutankhamun thực sự là con trai của Akhenaten.[61] Ngoài ra cũng có giả thuyết khác cho rằng sau khi Akhenaten qua đời, Nefertiti đã cai trị với tên gọi là Neferneferuaten[62] nhưng một số học giả khác thì lại tin rằng vị nữ pharaon này là Meritaten. Tấm bia đá nhiếp chính được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Amarna, có thể cho thấy hoàng hậu Nefertiti như là người đồng nhiếp chính với ông và cai trị bên cạnh ông ta, thế nhưng điều này không hẳn là chắc chắn bởi vì những cái tên trên tấm bia đá đó đã bị xóa bỏ và được khắc lại là Ankhesenpaaten và Neferneferuaten.[63]

Cùng với sự qua đời của Akhenaten, giáo phái thờ cúng thần Aten mà ông sáng lập đã dần dần mất đi sự ủng hộ. Tutankhaten sau này đã đổi tên thành Tutankhamun vào năm trị vì thứ hai của ông ta (1332 TCN) và từ bỏ thành phố Akhetaten, mà cuối cùng thì cũng rơi vào tình trạng đổ nát. Những vị vua kế vị ông ta là Ay và Horemheb đã phá bỏ các ngôi đền mà Akhenaten xây dựng, bao gồm cả ngôi đền ở Thebes và sử dụng những vật liệu xây dựng từ chúng cùng với những họa tiết trang trí có sẵn để xây dựng những ngôi đền của họ. Không những vậy, thi hài của ông đã được dời đi sau khi triều đình quay trở lại Thebes, và thông qua các phân tích di truyền học gần đây các nhà khảo cổ học đã xác nhận rằng thi hài được tìm thấy trong ngôi mộ KV55 chính là cha của Tutankhamun, và do đó "nhiều khả năng là" Akhenaten.[64] Ngôi mộ này còn có chứa nhiều đồ vật có niên đại thuộc về thời kỳ Amarna, trong số đó có một mặt nạ tang lễ hoàng gia đã bị hủy hoại một cách có chủ ý. Chiếc quách bị đập vỡ của ông đã được phục dựng lại và hiện nay đang được trưng bày ở bảo tàng Cairo.

Sau cùng, Akhenaten, Neferneferuaten, Smenkhkare, Tutankhamun, và Ay đều đã bị loại tên khỏi những bản danh sách chính thức về các pharaon, thay vào đó chúng ghi lại rằng Amenhotep III được Horemheb kế vị một cách trực tiếp. Điều này được cho là một phần trong một nỗ lực của Horemheb để nhằm xóa bỏ tất cả các dấu vết của giáo phái thờ cúng thần Aten và các vị pharaon gắn liền với nó khỏi lịch sử.[65] Tên của Akhenaten đã không còn xuất hiện trong bất kỳ bản danh sách vua nào được biên soạn dưới triều đại của các vị pharaon sau này và phải mãi cho đến tận cuối thế kỷ 19 thì danh tính của ông mới được tái phát hiện và những dấu vết còn sót lại thuộc về triều đại của ông cũng đã được các nhà khảo cổ học khai quật.

Mảnh phù điêu vỡ cho thấy phần đầu của một vị vua có thể là Akhenaten, và tên đồ hình thời kỳ đầu của Aten. Triều đại của Akhenaten. Từ Amarna, Ai Cập. Bảo tàng khảo cổ học Ai Cập của Petrie, London

Bản thân Akhenaten còn được nhắc đến như là "kẻ thù từ Akhetaton" trong văn kiện Mes có niên đại vào thời kỳ Rameses bởi vì người Ai Cập đã hoàn toàn chối bỏ cuộc cách mạng của ông vào thời điểm này và sự khủng hoảng do nó tạo nên.[17]

Cải cách tôn giáo

Trong những năm đầu triều đại của mình, Amenhotep IV sống tại Thebes cùng với Nefertiti và sáu người con gái của ông. Ban đầu, ông tiếp tục cho phép thờ cúng các vị thần truyền thống của Ai Cập nhưng ở gần ngôi đền Karnak (trung tâm chính của sự thờ cúng thần Amun-Ra), ông đã xây dựng một số công trình lớn bao gồm các ngôi đền dành cho thần Aten. Thần Aten thường được miêu tả là một đĩa mặt trời với các tia sáng kéo dài cùng những bàn tay người nhỏ bé ở mỗi đầu.[66] Những công trình này sau đó bị những vị vua kế vị ông phá hủy và chúng được sử dụng làm vật liệu trám vào những chỗ hở trong các công trình xây dựng mới tại ngôi đền Karnak; Sau này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được khoảng 36.000 khối đá trang trí vốn có nguồn gốc từ ngôi đền của Aton ở nơi đây, những khối đá này còn lưu giữ các hoạ tiết của những bức phù điêu trang trí ban đầu và các dòng chữ khắc.[67]

Akhenaten được miêu tả là một nhân sư tại Amarna.

Vào năm trị vì thứ năm của mình, Amenhotep IV đã tiến hành những bước đi quyết định để hợp thức hóa Aten trở thành vị thần duy nhất của Ai Cập: vị pharaon này "bãi bỏ các chức tư tế của tất cả các vị thần khác... và chuyển lợi tức từ những giáo phái này sang cho thần Aten ". Để nhấn mạnh sự toàn tâm toàn ý của mình đối với thần Aten, nhà vua đã chính thức đổi tên gọi của ông từ Amenhotep IV sang thành Akhenaten hay "Linh hồn sống của Aten".[67] Năm thứ năm của Akhenaten cũng đánh dấu việc bắt đầu quá trình xây dựng kinh đô mới của ông, Akhetaten hay "Chân trời của Aten", tại địa điểm được biết đến ngày nay là Amarna. Rất nhanh chóng sau đó, ông đã tập trung các hoạt động tôn giáo của Ai Cập ở Akhetaten, mặc dù quá trình xây dựng thành phố này dường như vẫn còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tiếp theo.

Tham khảo

  1. ^ Cohen & Westbrook (2002), tr. 6.
  2. ^ Rogers (1912), tr. 252.
  3. ^ “Akhenaton”. Encyclopædia Britannica.
  4. ^ Beckerath (1997), tr. 190.Lỗi sfnp: không có mục tiêu: CITEREFBeckerath1997 (trợ giúp)
  5. ^ a b Clayton (2006), tr. 120.Lỗi sfnp: không có mục tiêu: CITEREFClayton2006 (trợ giúp)
  6. ^ a b c d Dodson (2009), tr. 170.
  7. ^ “News from the Valley of the Kings: DNA Shows that KV55 Mummy Probably Not Akhenaten”. Kv64.info. 2 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ Dictionary.com (2008).
  9. ^ Montserrat (2003), tr. 105, 111.
  10. ^ a b Britannica.com (2012).
  11. ^ Kitchen (2003), tr. 486.
  12. ^ Tyldesley (2005).
  13. ^ K.A Kitchen, On the reliability of the Old Testament, Wm. B. Eerdmans Publishing, 2003. p 486 Google Books
  14. ^ Joyce A. Tyldesley, Egypt: how a lost civilization was rediscovered, University of California Press, 2005
  15. ^ von Beckerath (1997), tr. 190.
  16. ^ Manniche (2010), tr. ix.
  17. ^ a b Gardiner (1905), tr. 11.
  18. ^ Trigger và đồng nghiệp (2001), tr. 186–187.
  19. ^ Egypt's Golden Empire: Pharaohs of the Sun (2002; New York, NY: PBS Distribution, 2009), Internet video.
  20. ^ Hawass và đồng nghiệp (2010).
  21. ^ Strouhal (2010), tr. 97–112.
  22. ^ Duhig (2010), tr. 114.
  23. ^ Marchant (2011), tr. 404–06.
  24. ^ Lorenzen & Willerslev (2010).
  25. ^ Bickerstaffe (2010).
  26. ^ a b c Aldred (1991), tr. 259-268.Lỗi sfnp: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFAldred1991 (trợ giúp)
  27. ^ Reeves (2000), tr. 77.Lỗi sfnp: không có mục tiêu: CITEREFReeves2000 (trợ giúp)
  28. ^ -power-sharing-unearthed-egypt/ pharaon power-sharing unearthed in Egypt Daily News Egypt. ngày 6 tháng 2 năm 2014
  29. ^ Proof found of Amenhotep III-Akhenaten co-regency thehistoryblog.com
  30. ^ a b Nims (1973), tr. 186–187.
  31. ^ Murnane (1995), tr. 50-51.
  32. ^ Dodson (2009), tr. 8, 170.
  33. ^ Hornung (1992), tr. 43–49.
  34. ^ Allen (2005), tr. 217–221.
  35. ^ Schemm, Paul (16 tháng 2 năm 2010). “A Frail King Tut Died From Malaria, Broken Leg”. USA Today.
  36. ^ “The family of Akhenaton”. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2008.
  37. ^ a b Grajetzki, Ancient Egyptian Queens: A Hieroglyphic Dictionary, Golden House Publications, London, 2005, ISBN 978-0-9547218-9-3
  38. ^ Robins (1993), tr. 21–27.
  39. ^ Dodson & Hilton (2004), tr. 154.
  40. ^ “The Age of Akhenaten”. 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2017.
  41. ^ S. McAvoy, "Mummy 61074: a Strange Case of Mistaken Identity", Antiguo Oriente 5 (2007): 183-194.
  42. ^ Moran (1992), tr. 87-89.
  43. ^ Moran (1992), tr. 203.
  44. ^ Ross, Barbara (November–December 1999). “Akhenaten and Rib Hadda from Byblos”. Saudi Aramco World. 50 (6): 30–35. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  45. ^ Bryce (1998), p.186
  46. ^ Moran, (William L.) The Amarna Letters, Johns Hopkins University Press, 1992. p.xxvi
  47. ^ Moran (2003) pp.368-69
  48. ^ Bryce (1998), tr. 186.
  49. ^ Moran (1992), tr. 248-250.
  50. ^ Moran (1992), tr. 248-249.
  51. ^ Bryce (1998), tr. 188.
  52. ^ Bryce (1998), tr. 189.
  53. ^ Moran (1992), tr. 145.
  54. ^ Schulman (1982), tr. 299-316.
  55. ^ Allen (2006), tr. 1.Lỗi sfnp: không có mục tiêu: CITEREFAllen2006 (trợ giúp)
  56. ^ Van der Perre (2012), tr. 195–197.
  57. ^ Van der Perre (2014), tr. 67–108.
  58. ^ Ridley (2019), tr. 346–364.
  59. ^ Allen (2009), tr. 5.
  60. ^ Hornung, Krauss & Warburton (2006), tr. 207, 493.
  61. ^ “A Frail King Tut Died From Malaria, Broken Leg - ABC News”. Abcnews.go.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  62. ^ Pocket Guides: Egypt History, p.37, Dorling Kindersley, London 1996.(the Neferneferuaten part is taken from Wikipedia Nefertiti entry)
  63. ^ Nicholas Reeves. “Book Review: Rolf Krauss, Das Ende der Amarnazeit (Hildesheimer Ägyptologische Beiträge, 1978)”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2008.
  64. ^ Hawass và đồng nghiệp (2010), tr. 644.
  65. ^ Joshua J. Mark. "Horemheb," Ancient History Encyclopedia. Last modified April 22, 2014. http://www.ancient.eu/Horemheb/
  66. ^ Molefi Kete Asante and Ama Mazama, Encyclopedia of African Religion (Thousand Oaks, CA: Sage Publications, 2009)
  67. ^ a b David (1998), tr. 125.

Nguồn

  • “Akhenaten”. Dictionary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2008.
  • Dorman, Peter F. “Akhenaton (King of Egypt)”. Britannica.com. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
  • Albright, William F. (1973). “From the Patriarchs to Moses II. Moses out of Egypt”. The Biblical Archaeologist. 36 (2): 48–76. doi:10.2307/3211050. JSTOR 3211050. S2CID 135099403.
  • Aldred, Cyril (1968). Akhenaten, Pharaoh of Egypt: A New Study. New Aspects of Antiquity (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1). London: Thames and Hudson. ISBN 978-0500390047.
  • Aldred, Cyril (1985) [1980]. Egyptian art in the Days of the Pharaohs 3100–32 BC. World of Art. London; New York: Thames & Hudson. ISBN 0-500-20180-3. LCCN 84-51309.
  • Aldred, Cyril (1991) [1988]. Akhenaten, King of Egypt. London: Thames and Hudson. ISBN 0500276218.
  • Allen, James Peter (1988). “Two Altered Inscriptions of the Late Amarna Period”. Journal of the American Research Center in Egypt (bằng tiếng Anh). San Antonio, Texas: American Research Center in Egypt. 25: 117–126. doi:10.2307/40000874. ISSN 0065-9991. JSTOR 40000874.
  • Allen, James P. (2005). “Akhenaton”. Trong Jones, L (biên tập). Encyclopedia of Religion. Macmillan Reference.
  • Allen, James Peter (2009). “The Amarna Succession”. Trong Brand, Peter; Cooper, Louise (biên tập). Causing His Name to Live: Studies in Egyptian Epigraphy and History in Memory of William J. Murnane (PDF). Culture and History of the Ancient Near East. 37. Leiden: E. J. Brill Academic Publishers. tr. 9–20. doi:10.1163/ej.9789004176447.i-240.9. ISBN 978-90-47-42988-3. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  • Alter, Robert (2018). Couey, J. Blake; James, Elaine T. (biên tập). Biblical Poetry and the Art of Close Reading (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-1-107-15620-3.
  • “Amenhotep IV – Akhenaten”. Marvel. 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
  • Arnold, Dieter (2003) [1994]. Strudwick, Nigel; Strudwick, Helen (biên tập). The Encyclopaedia of Ancient Egyptian Architecture . London: I.B. Tauris. ISBN 1-86064-465-1.
  • Arnold, Dorothea (1996). The Royal Women of Amarna: Images of Beauty from Ancient Egypt (Exhibition catalogue). New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 0-87099-816-1.
  • Assmann, Jan (1997). Moses the Egyptian: The Memory of Egypt in Western Monotheism. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. ISBN 0-674-58739-1.
  • Assmann, Jan (2005). “'Axial' Breakthroughs and Semantic 'Relocations' in Ancient Egypt and Israel” (PDF). Trong Giesen, Bernhard; Šuber, Daniel (biên tập). Religion And Politics: Cultural Perspectives (Conference publication). International Studies in Religion and Society. 3. Leiden; Boston: Brill Academic Publishers. tr. 39–53. ISBN 978-90-04-14463-7. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  • Assmann, Jan (2020). The Invention of Religion: Faith and Covenant in the Book of Exodus. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-20319-5.
  • Baines, John Robert (2007). Visual and Written Culture in Ancient Egypt. Oxford; New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815250-7. OCLC 804615763.
  • Baikie, James (1926). The Amarna Age (bằng tiếng Anh). London: A. and C. Black.
  • Baptista, Fernando G.; Santamarina, Oscar; Conant, Eve (20 tháng 4 năm 2017). “The Age of Akhenaten”. National Geographic. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  • Bárta, Miroslav; Dulíková, Veronika (2015). “Divine and Terrestrial: The Rhetoric of Power in Ancient Egypt (The Case of Nyuserra)”. Trong Coppens, Filip; Janák, Jiří; Vymazalová, Hana (biên tập). Royal versus Divine Authority: Acquisition, Legitimization and Renewal of Power: 7th Symposium on Egyptian Royal Ideology, Prague, June 26–28, 2013 (Conference publication). Königtum, Staat und Gesellschaft früher Hochkulturen. 4, 4. Wiesbaden: Harrassowitz Verlag. tr. 31–47. ISBN 978-3-447-10427-2. OCLC 940935344.
  • von Beckerath, Jürgen (1997). Chronologie des Pharaonischen Ägypten: Die Zeitbestimmung der ägyptischen Geschichte von der Vorzeit bis 332 v. Chr. Münchner Ägyptologische Studien (bằng tiếng Đức). 46. Mainz: Philipp von Zabern. ISBN 3805323107.
  • Berman, Lawrence (2004) [1998]. “Overview of Amenhotep III and His Reign”. Trong O'Connor, David B.; Cline, Eric H. (biên tập). Amenhotep III: Perspectives on His Reign. Ann Arbor: The University of Michigan Press. ISBN 0-472-08833-5.
  • Bickerstaffe, Dylan (2010). “The King Is Dead. How Long Lived the King?”. Kmt. Weaverville, North Carolina: Kmt Communications. 21 (2). ISSN 1053-0827.
  • Brand, Peter J. (2020). “The Historical Record”. Trong Davies, Vanessa; Laboury, Dimitri (biên tập). The Oxford Handbook of Egyptian Epigraphy and Palaeography. Oxford Handbooks. Oxford, New York: Oxford University Press. ISBN 978-0190604653.
  • Braverman, Irwin M.; Mackowiak, Philip A. (23 tháng 6 năm 2010). “King Tutankhamun's Family and Demise”. Letters. Journal of the American Medical Association. Chicago, Illinois: American Medical Association. 303 (24): 2471–2475. doi:10.1001/jama.2010.821. ISSN 1538-3598. PMID 20571008. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  • Braverman, Irwin M.; Redford, Donald B.; Mackowiak, Philip A. (21 tháng 4 năm 2009). “Akhenaten and the Strange Physiques of Egypt's 18th Dynasty”. Annals of Internal Medicine. American College of Physicians. 150 (8): 556–560. doi:10.7326/0003-4819-150-8-200904210-00010. ISSN 1539-3704. OCLC 43032966. PMID 19380856. S2CID 24766974.
  • Breasted, James Henry biên tập (2001) [1906]. Ancient Records of Egypt. 2 . Urbana; Chicago: University of Illinois Press. ISBN 0-252-06974-9.
  • Breasted, James Henry (1909). A History Of Egypt: From the Earliest Times to the Persian Conquest (ấn bản 2). New York: Charles Scribner's Sons. OCLC 848576611.
  • Breasted, James Henry (1972). Development of religion and thought in ancient Egypt. Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-1045-3.
  • Brown, William P. (2014). The Oxford Handbook of the Psalms (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-979050-0.
  • Bryce, Trevor Robert (1998). The Kingdom of the Hittites . Oxford; New York: Clarendon Press; Oxford University Press. ISBN 0198140959. LCCN 97014411.
  • Burridge, A. (tháng 9 năm 1995). “Did Akhenaten Suffer From Marfan's Syndrome?”. Akhenaten Temple Project Newsletter (3).
  • Chaney, Edward (2006a). “Freudian Egypt”. The London Magazine. London: Burhan Al-Chalabi. 2016 (April/May): 62–69. ISSN 0024-6085.
  • Chaney, Edward (2006b). “Egypt in England and America: The Cultural Memorials of Religion, Royalty and Revolution”. Trong Ascari, Maurizio; Corrado, Adriana (biên tập). Sites of Exchange: European Crossroads and Faultlines. Internationale Forschungen Zur Allgemeinen Und Vergleichenden Literaturwissenschaft. 103. Amsterdam: Rodopi. tr. 39–69. ISBN 978-9042020153.
  • Clayton, Peter (2006). Chronicle of the Pharaohs, Thames and Hudson
  • Cohen, Raymond; Westbrook, Raymond biên tập (2002) [2000]. Amarna Diplomacy: The Beginnings of International Relations . Baltimore; London: The Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-7103-4.
  • Darnell, John Coleman; Manassa, Colleen (2007). Tutankhamun's Armies: Battle and Conquest during Ancient Egypt's Late 18th Dynasty. Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. ISBN 978-0-471-74358-3. OCLC 70265584.
  • David, Rosalie (1998). Handbook to Life in Ancient Egypt. Facts on File Inc.
  • Davidson, Justin (11 tháng 11 năm 2019). “Gleaming and Self-Aware, Philip Glass's Akhnaten Is Borne to the Met”. Vulture. Vox Media. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
  • Davies, Norman de Garis (1903–1908). The Rock Tombs of El Amarna. Memoir (Archaeological Survey of Egypt). 13–14. London: Egypt Exploration Fund. OCLC 11263615.
  • Day, John (2013). “Psalm 104 and Akhenaten's Hymn to the Sun”. Trong Gillingham, Susan (biên tập). Jewish and Christian Approaches to the Psalms: Conflict and Convergence. Oxford University Press. tr. 211–228. ISBN 978-0-19-969954-4.
  • Day, John (2014). From Creation to Babel: Studies in Genesis 1-11 (bằng tiếng Anh). Bloomsbury Publishing. ISBN 978-0-567-37030-3.
  • Desroches-Noblecourt, Christiane (1963). Tutankhamen: Life and Death of a Pharaoh. Illustrated by F. L. Kenett (ấn bản 1). New York: New York Graphic Society. ISBN 978-0821201510.
  • van Dijk, Jacobus (2003) [2000]. “The Amarna Period and the Later New Kingdom (c.1352–1069 BC)” (PDF). Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt . Oxford; New York: Oxford University Press. tr. 265–307. ISBN 978-0-19-280458-7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  • Dodson, Aidan (2012). “Akhenaten (Amenhotep IV)”. Trong Bagnall, Roger S.; Brodersen, Kai; Champion, Craige B.; Erskine, Andrew; Huebner, Sabine R. (biên tập). The Encyclopedia of Ancient History. 1. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing Ltd. ISBN 978-1405179355. OCLC 230191195.
  • Dodson, Aidan (2014). Amarna Sunrise: Egypt from the Golden Age to Age of Heresy (ấn bản 1). Cairo; New York: The American University in Cairo Press. ISBN 978-9774166334.
  • Dodson, Aidan (2009). Amarna Sunset: Nefertiti, Tutankhamun, Ay, Horemheb, and the Egyptian Counter-Reformation (ấn bản 1). Cairo; New York: The American University in Cairo Press. ISBN 978-977-416-304-3.
  • Dodson, Aidan (2018) [2009]. Amarna Sunset: Nefertiti, Tutankhamun, Ay, Horemheb, and the Egyptian Counter-Reformation . Cairo; New York: The American University in Cairo Press. ISBN 978-977-416-859-8. OCLC 1004248105.
  • Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson.
  • Drioton, Étienne; Vandier, Jacques (1952) [1938]. L'Égypte. Les Peuples de l'Orient Méditerranéen (bằng tiếng Pháp). II (ấn bản 3). Paris: Presses Universitaires de France.
  • Duhig, Corinne (2010). “The remains of Pharaoh Akhenaten are not yet identified: Comments on 'Biological age of the skeletonised mummy from Tomb KV55 at Thebes (Egypt)' by Eugen Strouhal”. Anthropologie (bằng tiếng Anh). Moravian Museum. 48 (2): 113–115. JSTOR 26292899. It is essential that, whether the KV55 skeleton is that of Smenkhkare or some previously-unknown prince... the assumption that the KV55 bones are those of Akhenaten be rejected before it becomes "received wisdom".
  • Elmar, Edel (1948). “Neue Keilschriftliche Umschreibungen Ägyptischer Namen aus den Boǧazköytexten”. Journal of Near Eastern Studies (bằng tiếng Đức). The University of Chicago Press. 7 (1): 11–24. doi:10.1086/370848. ISSN 0022-2968. JSTOR 542570.
  • Fecht, Gerhard (1960). “Amarna Probleme (1–2)”. Zeitschrift für Ägyptische Sprache und Altertumskunde (bằng tiếng Đức). De Gruyter. 85: 83–118. doi:10.1524/zaes.1960.85.1.99. ISSN 0044-216X. S2CID 192846780.
  • Freud, Sigmund (1939). Moses and Monotheism. New York: A.A. Knopf. OCLC 624780.
  • Gabolde, Marc (1998). D'Akhenaton à Toutânkhamon. Collection de l'Institut d'Archéologie et d'Histoire de l'Antiquité (bằng tiếng Pháp). 3. Lyon: Université Lumière-Lyon 2. ISBN 978-2911971020. ISSN 1275-269X.
  • Gabolde, Marc (17 tháng 2 năm 2011). “The End of the Amarna Period”. BBC.co.uk. BBC. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  • Gardiner, Alan H. (1905). The Inscriptions of Mes, A Contribution to the Study of Egyptian Judicial Procedure. Untersuchungen zur Geschichte und Altertumskunde Ägyptens. IV, Book 3. J. C. Hinrichs publishers. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
  • Gardiner, Shayna (2015). “Taking Possession of the Constant Rate Hypothesis: Variation and Change in Ancient Egyptian Possessive Constructions”. University of Pennsylvania Working Papers in Linguistics. 21 (2): 69–78.
  • Gohary, Jocelyn Olive (1992). Akhenaten's Sed-festival at Karnak. Studies in Egyptology (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1). London; New York: Kegan Paul International. ISBN 978-0710303806. ISSN 1754-601X. OCLC 22309806.
  • Goldwasser, Orly (1992). “Literary Late Egyptian as a Polysystem”. Poetics Today. Duke University Press. 13 (3): 447–462. doi:10.2307/1772871. ISSN 0333-5372. JSTOR 1772871.
  • Grajetzki, Wolfram (2005). Ancient Egyptian Queens: A Hieroglyphic Dictionary. London: Golden House Publications. ISBN 978-0-9547218-9-3. OCLC 61189103.
  • Hall, Henry (1921). “Egypt and the External World in the Time of Akhenaten”. The Journal of Egyptian Archaeology. 7 (1): 39–53. doi:10.1177/030751332100700105. S2CID 192247058.
  • Harris, James E.; Wente, Edward F. biên tập (1980). An X-ray Atlas of the Royal Mummies (ấn bản 1). Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0226317458.
  • Hart, George (2000) [1986]. A Dictionary of Egyptian Gods and Goddesses. London; New York: Routledge. ISBN 0415059097.
  • Hawass, Zahi (tháng 9 năm 2010). “King Tut's Family Secrets”. National Geographic (bằng tiếng Anh). Photographs by Kenneth Garrett. Washington, D.C.: National Geographic Society. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020.
  • Hawass, Zahi; Gad, Yehia Z.; Somaia, Ismail; Khairat, Rabab; Fathalla, Dina; Hasan, Naglaa; Ahmed, Amal; Elleithy, Hisham; Ball, Markus; Gaballah, Fawzi; Wasef, Sally; Fateen, Mohamed; Amer, Hany; Gostner, Paul; Selim, Ashraf; Zink, Albert; Pusch, Carsten M. (17 tháng 2 năm 2010). “Ancestry and Pathology in King Tutankhamun's Family”. Journal of the American Medical Association. Chicago, Illinois: American Medical Association. 303 (7): 638–647. doi:10.1001/jama.2010.121. ISSN 1538-3598. PMID 20159872. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  • Hessler, Peter (2017). “Meet King Tut's Father, Egypt's First Revolutionary”. National Geographic. National Geographic Society. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  • Hoffmeier, James K. (2005). Ancient Israel in Sinai: The Evidence for the Authenticity of the Wilderness Tradition (bằng tiếng Anh). Oxford University Press, USA. ISBN 978-0-19-515546-4.
  • Hoffmeier, James Karl (2015). Akhenaten and the Origins of Monotheism (ấn bản 1). Oxford; New York: Oxford University Press. ISBN 978-0199792085.
  • Hornung, Erik (1992). “The Rediscovery of Akhenaten and His Place in Religion”. Journal of the American Research Center in Egypt. San Antonio, Texas: American Research Center in Egypt. 29: 43–49. doi:10.2307/40000483. ISSN 0065-9991. JSTOR 40000483.
  • Hornung, Erik (2001) [1995]. Akhenaten and the Religion of Light. Lorton, David biên dịch. Ithaca, New York; London: Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-8725-5. OCLC 48417401.
  • Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2006). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. 83. Brill. ISBN 978-90-04-11385-5.
  • Hotton, Emily (3 tháng 11 năm 2018). “Game Review: Assassin's Creed – The Curse of the Pharaohs”. Nile Scribe. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
  • Kemp, Barry John (2015). “The Amarna Royal Tombs at Amarna” (PDF). Akhetaten Sun. Denver, Colorado: Amarna Research Foundation. 21 (2): 2–13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020.
  • Kitchen, Kenneth Anderson (2003). On the Reliability of the Old Testament. Grand Rapids, Michigan: William. B. Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-0396-2.
  • Kitchen, Kenneth Anderson (2000). “Regnal and Genealogical Data of Ancient Egypt (Absolute Chronology I): The Historical Chronology of Ancient Egypt, A Current Assessment”. Trong Bietak, Manfred (biên tập). The Synchronisation of Civlisations in the Eastern Mediterranean in the Second Millennium B.C.: Proceedings of an international symposium at Schloss Haindorf, 15th–17th of November 1996 and at the Austrian Academy, Vienna, 11th–12th of May 1998 (Conference proceedings). Contributions to the Chronology of the Eastern Mediterranean. 4. Vienna, Austria: Austrian Academy of Sciences Press. ISBN 978-3-7001-2936-3.
  • Kitchen, Kenneth Anderson (1986) [1972]. The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC) (ấn bản 2). Warminster, England: Aris & Phillips. ISBN 978-0-85668-298-8.
  • Laboury, Dimitri (2010). Akhénaton. Les grands pharaons (bằng tiếng Pháp). Paris: Pygmalion-Flammarion. ISBN 978-2756400433.
  • Landes, Richard (2011). Heaven on Earth: The Varieties of the Millennial Experience (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-983181-4.
  • Laroche, Emmanuel (1971). Catalogue des Textes Hittites (bằng tiếng Pháp). Paris: Klincksieck. OCLC 607304.
  • Leprohon, Ronald J. (2013). The Great Name: Ancient Egyptian Royal Titulary. SBL Press. ISBN 978-1-58983-736-2.
  • Levenson, Jon Douglas (1994). Creation and the persistence of evil. Princeton University Press. ISBN 0-691-02950-4.
  • Lorenz, Megaera. “Lorenz, Maegara "The Mystery of Akhenaton: Genetics or Aesthetics"”. Heptune.com. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2010.
  • Lorenzen, Eline D; Willerslev, E (2010). “King Tutankhamun's Family and Demise”. JAMA. 303 (24): 2471, author reply 2473–475. doi:10.1001/jama.2010.818. PMID 20571007.
  • Manniche, Lise (2010). Akhenaten Colossi of Karnak. Cairo: American University in Cairo Press. OCLC 938908123.
  • Marchant, Jo (2011). “Ancient DNA: Curse of the Pharaoh's DNA”. Nature. 472 (7344): 404–406. Bibcode:2011Natur.472..404M. doi:10.1038/472404a. PMID 21525906.
  • “Marfan syndrome”. Gaithersburg, Maryland: National Center for Advancing Translational Sciences. 26 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  • Mark, Joshua J. (22 tháng 4 năm 2014). “Horemheb”. World History Encyclopedia. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  • Martín Valentín, Francesco J.; Bedman, Teresa (2014). “Proof of a 'Long Coregency' between Amenhotep III & Amenhotep IV Found in the Chapel of Vizier Amenhotep-Huy (Asasif Tomb 28) West Luxor”. Kmt. Weaverville, North Carolina: Kmt Communications. 25 (2): 17–27. ISSN 1053-0827.
  • Montserrat, Dominic (2003) [2000]. Akhenaten: History, Fantasy and Ancient Egypt (ấn bản 1). London; New York: Routledge. ISBN 0415301866.
  • Moran, William Lambert biên tập (1992) [1987]. The Amarna Letters . Baltimore; London: The Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-4251-4. LCCN 91020570.
  • Murnane, William J. (1995). Texts from the Amarna Period in Egypt. Society of Biblical Literature Writings from the Ancient World. 5. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1555409661.
  • Murnane, William J.; Van Siclen III, Charles C. (2011) [1993]. The Boundary Stelae Of Akhentaten. London; New York: Routledge. ISBN 978-0710304643.
  • Najovits, Simson (2004). Egypt, the Trunk of the Tree, A Modern Survey of and Ancient Land, Vol. II. New York: Algora Publishing. ISBN 978-0875862569.
  • Nims, Charles F. (1973). “The Transition from the Traditional to the New Style of Wall Relief under Amenhotep IV”. Journal of Near Eastern Studies. Chicago, Illinois: University of Chicago Press. 32 (1/2): 181–187. doi:10.1086/372234. ISSN 0022-2968. JSTOR 543483.
  • Van der Perre, Athena (2012). “Nofretetes [vorerst] letzte dokumentierte Erwähnung”. Trong Kampp-Seyfried, Friederike (biên tập). Im Licht von Amarna – 100 Jahre Fund der Nofretete (Exhibition catalogue) (bằng tiếng Đức). Petersberg, Hesse: Imhof Verlag. ISBN 978-3865688422.
  • Van der Perre, Athena (2014). “The Year 16 graffito of Akhenaten in Dayr Abū Ḥinnis: A Contribution to the Study of the Later Years of Nefertiti”. Journal of Egyptian History. Brill. 7 (1): 67–108. doi:10.1163/18741665-12340014. ISSN 1874-1657.
  • Perry, Dominic (15 tháng 5 năm 2019). “The Aten Appears (Episode 110)”. The History of Egypt Podcast (Podcast). Sự kiện xảy ra vào lúc 03:59. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  • O'Connor, David; Silverman, David P. biên tập (1995). Ancient Egyptian Kingship. Probleme der Ägyptologie. 9. Leiden; New York; Köln: Brill. ISBN 90-04-10041-5.
  • Ockinga, Boyo (2001). “Piety”. Trong Redford, Donald (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt. 3. Oxford University Press. tr. 44–47. ISBN 0-19-510234-7.
  • Redford, Donald B. (1976). “The Sun-disc in Akhenaten's Program: Its Worship and Antecedents, I”. Journal of the American Research Center in Egypt. San Antonio, Texas: American Research Center in Egypt. 13: 53–56. doi:10.2307/40001118. ISSN 0065-9991. JSTOR 40001118.
  • Redford, Donald B. (1984). Akhenaten: The Heretic King. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 978-0691035673. OCLC 10099207.
  • Redford, Donald B. (1987). “The Monotheism of the Heretic Pharaoh: Precursor of Mosaic monotheism or Egyptian anomaly?”. Biblical Archaeology Review. 13 (3): 53–56.
  • Redford, Donald B.; Shanks, Hershel; Meinhardt, Jack (1997). Aspects of Monotheism: How God is One (Conference paper and proceedings). Washington, D.C.: Biblical Archaeology Society. ISBN 978-1880317198. OCLC 37608180.
  • Redford, Donald B. (tháng 5 năm 2013). “Akhenaten: New Theories and Old Facts”. Bulletin of the American Schools of Oriental Research. American Schools of Oriental Research. 369 (369): 9–34. doi:10.5615/bullamerschoorie.369.0009. ISSN 0003-097X. JSTOR 10.5615/bullamerschoorie.369.000. OCLC 05748058.
  • Reeves, Nicholas (2019) [2001]. Akhenaten: Egypt's False Prophet . London; New York: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-29469-7. LCCN 00108868.
  • Rogers, Robert William biên tập (1912). Cuneiform Parallels to the Old Testament. London; Toronto; Melbourne; and Bombay: Oxford University Press.
  • “The royal family at Amarna”. University College London. 2001. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  • Ridley, Ronald Thomas (2019). Akhenaten: A Historian's View. The AUC History of Ancient Egypt. Cairo; New York: The American University in Cairo Press. ISBN 978-9774167935.
  • Robins, G. (1993). Women in Ancient Egypt. Harvard University Press.
  • Ross, Barbara (November–December 1999). “Akhenaten and Rib Hadda from Byblos”. Saudi Aramco World. 50 (6): 30–35. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
  • Schemm, Paul (16 tháng 2 năm 2010). “A Frail King Tut Died From Malaria, Broken Leg”. USA Today. Associated Press.
  • Schulman, Alan R. (1982). “The Nubian War of Akhenaten”. L'Égyptologie en 1979: Axes prioritaires de recherches. Colloques internationaux du Centre national de la recherche scientifique. 2. Paris: Editions du Centre national de la recherche scientifique. tr. 299–316. ISBN 978-2222029298.
  • Sethe, Kurt biên tập (1906–1909). Urkunden der 18. Dynastie [Documents of the 18th Dynasty] (PDF). Urkunden des Ägyptischen Altertums (bằng tiếng Đức). 4. Leipzig, Germany: J.C. Hinrichs'sche Buchhandlung. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  • Shaw, Ian biên tập (2003) [2000]. The Oxford History of Ancient Egypt . Oxford; New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-280458-7.
  • Shaw, Ian (2004). Ancient Egypt: A Very Short Introduction (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-157840-3.
  • Shupak, Nili (1995). “The Monotheism of Moses and the Monotheism of Akhenaten”. The Bible as a Meeting Point of Cultures through the Ages. Sevivoth. tr. 18–27.
  • Silverman, David P.; Wegner, Josef W.; Wegner, Jennifer Houser (2006). Akhenaten and Tutankhamun: Revolution and Restoration (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1). Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Museum of Archeology and Anthropology. ISBN 978-1931707909.
  • Smith, Elliot biên tập (1923). Tutankhamen and the discovery of his tomb by the late Earl of Canarvon and Mr Howard Carter. London: Routledge.
  • Sooke, Alastair (9 tháng 1 năm 2014). “Akhenaten: mad, bad, or brilliant?”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  • Sooke, Alastair (4 tháng 2 năm 2016). “How ancient Egypt shaped our idea of beauty”. Culture. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  • Spence, Kate (17 tháng 2 năm 2011). “Akhenaten and the Amarna Period”. BBC.co.uk. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  • Stent, Gunther Siegmund (2002). Paradoxes of Free Will. Transactions of the American Philosophical Society. 92. Philadelphia, Pennsylvania: American Philosophical Society. ISBN 0-87169-926-5. OCLC 50773277.
  • Strachey, James (1939). “Preliminary Notes Upon the Problem of Akhenaten”. International Journal of Psycho-Analysis. 20: 33–42. ISSN 0020-7578. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  • Strouhal, Eugen (2010). “Biological age of skeletonized mummy from Tomb KV 55 at Thebes”. Anthropologie. Brno, Czech Republic: Moravian Museum. 48 (2): 97–112. JSTOR 26292898.
  • Takács, Sarolta Anna; Cline, Eric H. biên tập (2015) [2007]. “Akhenaten (also Akhenaton) (r. ca. 1353–1335 B.C.E.)”. The Ancient World. 1–5. London; New York: Routledge. ISBN 978-0-7656-8082-2. LCCN 2006101384.
  • Trigger, Bruce Graham; Kemp, Barry; O'Connor, David Bourke; Lloyd, Alan Brian (2001) [1983]. Ancient Egypt, A Social History. Cambridge; New York: Cambridge University Press. ISBN 0521284279. LCCN 82-22196.
  • Tyldesley, Joyce Ann (1998). Nefertiti: Egypt's Sun Queen. London: Viking. ISBN 978-0670869985. OCLC 1153684328.
  • Tyldesley, Joyce A. (2005). Egypt: How a Lost Civilisation was Rediscovered. Berkeley, California: University of California Press. ISBN 978-0520250208.
  • Tyldesley, Joyce A. (2006). Chronicle of the Queens of Egypt: From Early Dynastic Times to the Death of Cleopatra. New York: Thames & Hudson. ISBN 0-500-05145-3. OCLC 61189103.
  • Wilkinson, Richard H. (2003). The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson. ISBN 0-500-05120-8.
  • Zaki, Mey (2008). The Legacy of Tutankhamun: Art and History. Photographs by Farid Atiya. Giza, Egypt: Farid Atiya Press. ISBN 978-977-17-4930-1.

Đọc thêm

  • Aldred, Cyril (1991) [1988]. Akhenaten: King of Egypt. Thames & Hudson. ISBN 0-500-27621-8.
  • Aldred, Cyril (1973). Akhenaten and Nefertiti. London: Thames & Hudson.
  • Aldred, Cyril (1984). The Egyptians. London: Thames & Hudson.
  • Bilolo, Mubabinge (2004) [1988]. “Sect. I, vol. 2”. Le Créateur et la Création dans la pensée memphite et amarnienne. Approche synoptique du Document Philosophique de Memphis et du Grand Hymne Théologique d'Echnaton (bằng tiếng Pháp) . Munich-Paris: Academy of African Thought.
  • El Mahdy, Christine (1999). Tutankhamen: The Life and Death of a Boy King. Headline. ISBN 0-7472-6000-1.
  • Rita E. Freed, Yvonne J. Markowitz, and Sue H. D'Auria (ed.) (1999). pharaon s of the Sun: Akhenaten - Nefertiti - Tutankhamen. Bulfinch Press. ISBN 0-8212-2620-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Gestoso Singer, Graciela (2008) El Intercambio de Bienes entre Egipto y Asia Anterior. Desde el reinado de Tuthmosis III hasta el de Akhenaton Free Access (tiếng Tây Ban Nha) Ancient Near East Monographs, Volume 2.Buenos Aires, Society of Biblical Literature - CEHAO. ISBN 978-987-20606-4-0
  • Holland, Tom, The Sleeper in the Sands (novel), (Abacus, 1998, ISBN 0-349-11223-1), a fictionalised adventure story based closely on the mysteries of Akhenaten's reign
  • Hornung, Erik, Akhenaten and the Religion of Light, translated by David Lorton, Cornell University Press, 1999, ISBN 0-8014-3658-3
  • Najovits, Simson. Egypt, Trunk of the Tree, Volume I, The Contexts, Volume II, The Consequences, Algora Publishing, New York, 2003 and 2004. On Akhenaten: Vol. II, Chapter 11, pp. 117–173 and Chapter 12, pp. 205–213
  • Redford, Donald B., Akhenaten: The Heretic King (Princeton University Press, 1984, ISBN 0-691-03567-9)
  • Reeves, Nicholas (2001). Akhenaten: Egypt's False Prophet. Thames and Hudson. ISBN 0-500-05106-2.
  • Stevens, Anna (2012). Akhenaten’s workers: the Amarna Stone village survey, 2005-2009. Volume I, The survey, excavations and architecture. Egypt Exploration Society. ISBN 978-0-85698208-8.

Liên kết ngoài

  • Akhenaten trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây)
  • Akhenaten and the Hymn to the Aten Lưu trữ 2004-06-11 tại Wayback Machine
  • The City of Akhetaten
  • The Great Hymn to the Aten
  • M.A. Mansoor Amarna Collection
  • Grim secrets of pharaon 's city BBC
  • Ancestry and Pathology in King Tutankhamun's Family Hawass
  • Belief Of Akhenaten - The introduction of a New Note into the Religious Thought of the World
  • The Long Coregency Revisited: the Tomb of Kheruef Lưu trữ 2011-06-13 tại Wayback Machine by Peter Dorman, University of Chicago
  • Royal Relations, Tut’s father is very likely Akhenaten. National Geographic 09. 2010 Lưu trữ 2011-08-09 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các vua Sơ triều đại
Các vua Cổ vương quốc
Djoser · Sneferu · Khufu · Khafre · Menkaure · Sahure · Pepi II
Các vua Trung vương quốc
Các vua Thời chuyển tiếp thứ nhì
Khendjer · Neferhotep I · Sobekhotep IV · Ay ·  · Nebiriau I  · Apophis · Sobekemsaf II · Intef VII  · Seqenenre  · Kamose
Các vua Tân vương quốc
Các vua Thời kì chuyển tiếp thứ 3
Các vua khác
Psammetichus I · Necho II · Ahmose II  · Nepherites I  · Nectanebo I · Alexandros Đại đế • Ptolemy I · Ptolemy II  • Cleopatra VII  · Ptolemy XIII
Vợ/chồng của vua/nữ hoàng
Tetisheri · Ahhotep I · Ahmose-Nefertari · Ahmose · Tiye · Nefertiti · Ankhesenamen · Nefertari · Mark Antony
Quan lại
Imhotep · Weni  · Sobeknakht II  · Ahmose-Ebana · Ineni · Senemut · Rekhmire · Yuya · Maya · Yuny · Bay · Manetho · Pothinus
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios
  • Cổng thông tin Ai Cập cổ đại
  • Cổng thông tin Lịch sử